Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)

Câu 1: Khi bị đun nóng, chất lỏng sẽ:

   A. giảm khối lượng.        B. co lại.       C. tăng khối lượng.            D. nở ra.

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

    A. Đồng, nước, ôxi;                          B. Đồng, ôxi, nước;

    C. Ôxi, nước, đồng;                          D. Ôxi, đồng, nước.

doc 3 trang Khánh Hội 15/05/2023 1300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KI II
 MÔN: VẬT LÍ 6
 NĂM HỌC: 2018-2019
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm).
Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau.(Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1: Khi bị đun nóng, chất lỏng sẽ:
 A. giảm khối lượng.	 B. co lại.	 C. tăng khối lượng.	 D. nở ra.
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
 A. Đồng, nước, ôxi;	B. Đồng, ôxi, nước;
 C. Ôxi, nước, đồng;	D. Ôxi, đồng, nước.
Câu 3 Nước đông đặc ở 00c. Hỏi nhiệt độ nóng chảy của là bao nhiêu?
 A. Thấp hơn O0c	 B.O0c	 C.Cao hơn O0c .	 D.Gần bằng O0c
Câu 4: Hiện tượng các giọt sương đọng trên lá cây vào các buổi sáng liên quan đến hiện tượng:
 A.Đông đặc B.nóng chảy . C. ngưng tụ . D bay hơi.
Câu5: Khi làm muối bằng nước biển người ta dựa vào hiện tượng:
 A. Ngưng tụ	B. Đông đặc	 C. Bay hơi	 D. Bay hơi và đông đặc.
Câu6: Các chất rắn ,lỏng ,khí đều giãn nở vì nhiệt.Chất nào giãn nở vì nhiệt nhiều nhất. 
 A.Rắn. B.Khí . C.Lỏng. D. Giãn nở như nhau. 
Câu 7:Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấmvì:
 A. lâu sôi.
 B. khi nước nóng lên,nước nở ra thể tích tăng làm nước tràn ra ngoài.
 C.tốn chăt đốt.
 D.làm bếp bị đè nặng.
Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây,hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
 A.Một que kem đang tan. B.Một cục nước đá đang để ngoài nắng.
 C.Một ngọn đèn dầu đang cháy. D.Một ngọn nến đang cháy.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
 Câu 1: (1,0 điểm). Thế nào là sự bay hơi? Cho ví dụ. 
 Câu 2:(2,0 điểm). 
Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Câu 3: (1,0 điểm).Khi phơi quần áo muốn quần áo mau khô em phải làm gì?
Câu4.(2,0 điểm) 
Dự vào bảng 1,hãy cho biết:
a)Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là bao nhiêu?
b)Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của băng phiến có thay đổi không?
c)Ở phút thứ mấy thì băng phiến nóng chảy hoàn toàn?
Bảng 1:Nhiệt độ và thể của băng phiến trong quá trình nóng chảy.
Thời gian 
(phút)
Nhiệt độ (0C)
Thể 
(rắnhay lỏng)
5
75
rắn
6
77
rắn
7
79
rắn
8
80
rắn và lỏng
9
80
rắnvà lỏng
10
80
rắnvà lỏng
11
80
rắnvà lỏng
12
81
lỏng
13
82
lỏng
14
84
lỏng
 ..Hết...
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 MÔN: VẬT LÍ 6
 NĂM HỌC: 2018-2019
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đúng
D
C
B
C
C
B
B
C
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. (0,5 điểm)
 -Ví dụ: Về mùa hè nước ao hồ cạn dần,do nước bay hơi. (0,5 điểm)
Câu 2: 
- Để tránh nắp bật ra, khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt. (1,0 điểm)
-Vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở sẽ gây ra lực rất lớn đẩy nắp bật ra. (1,0 điểm)
Câu 3: -Phải căng quần áo ra khi phơi. (0,5 điểm)
 -Phơi quần áo ở chỗ có nắng và có gió. (0,5 điểm)
Câu4.
a) Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến 800C. (0,5điểm)
b)Trong suốt thời gian nóng chảy,nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. (0,75điểm)
c) Ở phút thứ 12 thì băng phiến nóng chảy hoàn toàn. (0,75điểm)
 (Lưu ý: Học sinh có cách làm khác mà đúng đáp số vẫn cho điểm tối đa.)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2018_2019_tru.doc