Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

      - Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học về: Máy cơ đơn giản (đòn bẩy, ròng rọc); Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí; Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt; Nhiệt kế, nhiệt giai.

      - Kĩ năng: vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập

      - Thái độ: tự lập, kiên trì, nghiêm túc

II. CHUẨN BỊ:

      * Thầy: + Dặn học sinh nội dung ôn tập

+ Đề kiểm tra (phô tô)

      * Trò: Ôn tập nội dung GV dặn, thước thẳng, máy tính bỏ túi.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

   2. Kiểm tra bài cũ:

    3. Nội dung bài mới:

A) MA TRẬN ĐỀ 

doc 6 trang Khánh Hội 22/05/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 27	 Ngày soạn: 22/2/2018
Tiết: 27 	
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học về: Máy cơ đơn giản (đòn bẩy, ròng rọc); Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí; Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt; Nhiệt kế, nhiệt giai.
 - Kĩ năng: vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi, làm được bài tập
 - Thái độ: tự lập, kiên trì, nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ:
 * Thầy: + Dặn học sinh nội dung ôn tập
+ Đề kiểm tra (phô tô)
 * Trò: Ôn tập nội dung GV dặn, thước thẳng, máy tính bỏ túi.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Nội dung bài mới:
A) MA TRẬN ĐỀ 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Máy cơ đơn giản (đòn bẩy, ròng rọc)
1. Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng đòn bẩy
8. Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
Số câu hỏi
C1.5
C8.14
2
Số điểm
0,5
1,0
1,5(15%)
2. Sự nở vì nhiệt
2. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
3. Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
4. Nhận biết được các chất rắn (lỏng) khác nhau nở vì nhiệt khác nhau; các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
5. Mô tả được ít nhất một hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn. 
6.Mô tả được một hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí.
7. So sánh được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
9. Giải thích được ít nhất một hiện tượng và ứng dụng thực tế về sự nở vì nhiệt của các chất.
10. Nêu và giải thích được ít nhất một ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
Số câu hỏi
C2.1; C4.6
C3.11
C5.7; C6.8; C7.2; C5.9
C10.10; C10.3
C9.13
10
Số điểm
1,0
1,5
2,0
1,0
1,0
6,5 (65%)
3. Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ
10. Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
11. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng.
Số câu hỏi
C10.12
C11.4 
2
Số điểm
1,5
0,5
2,5 (25%)
TS câu hỏi
4
6
4
14
TS điểm
4 (40%)
3 (30%)
3 (30%)
10(100%)
B) ĐỀ BÀI:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm).
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khi bị đun nóng, chất rắn sẽ:
	A. giảm khối lượng.	B. co lại.	C. tăng khối lượng.	D. nở ra.
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Đồng, nước, ôxi;	B. Đồng, ôxi, nước;
C. Ôxi, nước, đồng;	D. Ôxi, đồng, nước.
Câu 3: Một băng kép gồm một thanh đồng và một thanh thép tán chặt vào nhau (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép). Khi bị đốt nóng, băng kép luôn cong về phía thanh nào?
A. Thanh đồng.	 B. Thanh thép.	 C. Cả hai phía.	 D. Đứng yên.
Câu 4: Hoạt động của nhiệt kế y tế dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của:
A. chất lỏng.	 B. chất rắn.	 C. chất khí.	 D. chất rắn và chất khí. 
Câu 5: Một người đang đi ô tô thì có một hòn đá to nằm chắn giữa đường, người này muốn chuyển hòn đá sang một bên để có chỗ cho ô tô đi. Máy cơ đơn giản nào sau đây là phù hợp nhất để sử dụng trong tình huống như vậy? 
A. Ròng rọc cố định. B. Ròng rọc động. 	 C. Mặt phẳng nghiêng. D. Đòn bẩy.
Câu 6: Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là:
	A. các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
	B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	C. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 7: Khi nhiệt độ tăng, độ dài của thanh ray đường tàu sẽ:
A. dài ra.	 B. ngắn lại.	C. không thay đổi.	 D. lúc dài ra, lúc ngắn lại. 
Câu 8: Khi được đun nóng thì thể tích của chất khí:
A. tăng lên.	 	B. giảm xuống.	 
C. không thay đổi. 	D. Lúc tăng lên, lúc giảm xuống.
Câu 9: Khi nút chai bị kẹt, để lấy nút chai ra dễ dàng người ta thường:
	A. hơ nóng nút chai.	B. hơ nóng cổ chai.
	C. hơ nóng cả nút chai và cổ chai.	D. hơ nóng phía dưới đáy chai.
Câu 10: Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?
	A. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn nên dãn nở nhanh.
	B. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều.
	C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.
	D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 11: (1,5 điểm). Trình bày kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. 
Câu 12: (1,5 điểm). Nêu tên và công dụng của các loại nhiệt kế mà em đã học? 
Câu 13: (1,0 điểm). Tại sao về mùa hè ta thấy đường dây điện cao thế dài hơn (chùng hơn) về mùa đông?
Câu 14: (1,0 điểm). Trong xây dựng, để đưa gạch, các xô vữa (ximăng trộn cát), lên cao người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào? Khi sử dụng máy cơ này thì được lợi gì?
C) ĐAÙP ÁN:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đúng
D
C
B
A
D
C
A
A
B
C
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 11: (1,5đ) 
	- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 	1 điểm
	- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 	0,5 điểm
Câu 12: (1,5 điểm) 
	- Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể. 	0,5 điểm
	- Nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. 	0,5 điểm
	- Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển. 	0,5 điểm
Câu 13: (1điểm) 
	Về mùa hè, thời tiết nóng, dây điện nở dài ra; Về mùa đông, thời tiết lạnh, dây điện co lại nên về mùa hè ta thấy đường dây điện cao thế dài hơn (chùng hơn) về mùa đông. 	1 điểm
Câu 14: (1điểm) 
	- Ròng rọc cố định	0,5 điểm
	- Giúp đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.	0,5 điểm
4. Củng cố: 
	GV nhận xét thái độ HS trong tiết kiểm tra
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soan bài mới ở nhà:
- Yêu cầu HS về soạn bài _ thực hành: Đo nhiệt độ. 
- Chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành; hoàn thành các yêu cầu của mẫu báo cáo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0-dưới 5
Từ 5-dưới 7
Từ 7-dưới 9
Từ 9-10
So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
6A
6B
6C
-Thầy: ........
....
-Trò: .
..
Trình kí tuần 27:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_27_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2017_20.doc