Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 9: Lực đàn hồi - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
+ So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
+ Nêu được ví dụ về một số lực.
- Kỹ năng:
+ Lắp thí nghiệm.
+ Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và đặc điểm của lực đàn hồi.
- Thái độ: Ý thức học tập nghiêm túc, tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy:
- Máy chiếu Projector.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 cái giá treo, 1 chiếc lò xo, 1 cái thước đo độ dài đến mm, 1 hộp 4 quả nặng giống nhau (mỗi quả 50g)
* Trò: xem trước bài ở nhà.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 9: Lực đàn hồi - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 9: Lực đàn hồi - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 10 Ngày soạn: 11/10/2017 Tiết: 10 BÀI 9: LỰC ĐÀN HỒI I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. + So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. + Nêu được ví dụ về một số lực. - Kỹ năng: + Lắp thí nghiệm. + Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và đặc điểm của lực đàn hồi. - Thái độ: Ý thức học tập nghiêm túc, tích cực. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: - Máy chiếu Projector. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 cái giá treo, 1 chiếc lò xo, 1 cái thước đo độ dài đến mm, 1 hộp 4 quả nặng giống nhau (mỗi quả 50g) * Trò: xem trước bài ở nhà. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (3 phút). Tổ chức tình huống học tập: -GV?: Một sợi dây cao su và một lò xo có đặc điểm nào giống nhau? -Khi một vật giản ra và co lại ta gọi vật đó biến dạng đàn hồi. Đặt vấn đề: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về biến dạng đàn hồi và lực đàn hồi. -TL: đều có thể giản ra và co lại. -Lắng nghe. -Lắng nghe. Hoạt động 2: (19 phút). Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi. -Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm sgk. -Hướng dẫn hs làm thí nghiệm. (trình chiếu lên bảng) -Phát dụng cụ và yêu cầu hs làm thí nghiệm. -Quan sát, hướng dẫn các nhóm ghi lại kết quả chính xác. -Yêu cầu hs thu dọn dụng cụ và báo cáo kết quả. -Hướng dẫn hs thống nhất kết quả. -Giải thích cho hs hiểu sai số giữa các nhóm. -Yêu cầu hs hoàn thành câu C1 (trình chiếu câu C1 lên bảng) -Nhận xét, kết luận. -Yêu cầu hs lấy thêm các ví dụ khác về vật đàn hồi. -Giới thiệu về độ biến dạng của lò xo. (trình chiếu lên bảng) -Kết luận về độ biến dạng. -Yêu cầu các nhóm làm câu C2 (trình chiếu câu C2 lên bảng) -Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. -Nhận xét. -Đọc -Quan sát, lắng nghe. -Làm thí nghiệm theo nhóm. -Lắng nghe, ghi lại chính xác kết quả thực hành. -Thu dọn dụng cụ và báo cáo kết quả. -Thống nhất kết quả đúng nhất -Lắng nghe, rút kinh nghiệm.. -Hoàn thành câu C1 (1) dãn ra (2) tăng lên (3) bằng -Lắng nghe, ghi bài. -Lấy ví dụ. -Lắng nghe, quan sát. -Ghi bài. -Làm việc theo nhóm câu C2. -Trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe, ghi lại kết quả đúng. I. Biến dạng đàn hồi, độ biến dạng: 1. Biến dạng của một lò xo: - Thí nghiệm: + 0 quả nặng. + 1 quả nặng. + 2 quả nặng. + 3 quả nặng. *Kết luận: Biến dạng đàn hồi là biến dạng có thể trở lại hình dạng ban đầu khi không còn lực tác dụng. - Lò xo là vật đàn hồi. 2. Độ biến dạng: l – l0 l: chiều dài khi biến dạng l0 : chiều dài tự nhiên Hoạt động 3: (10 phút). Hình thành khái niệm lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi.(Xoáy sâu) -Yêu cầu hs đọc thông tin sgk. -Nêu và giải thích về lực đàn hồi. -Yêu cầu hs hoàn thành câu C3 (trình chiếu câu C3 lên bảng) -Nhận xét, giải thích cho hs hiểu (dùng máy chiếu) -Yêu cầu học làm câu C4 (trình chiếu câu C4 lên bảng) -Nhận xét và nêu kết luận. -Đọc. -Lắng nghe và ghi bài. -Hoàn thành câu C3: trọng lực quả nặng. -Lắng nghe, quan sát. -Làm câu C4: -Lắng nghe, ghi bài. II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó: 1. Lực đàn hồi: Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 2. Đặc điểm của lực đàn hồi: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng. 4. Củng cố: (10 phút) - GV?: Biến dạng đàn hồi là gì? Độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào? Lực đàn hồi là gì? Lực đàn hồi có đặc điểm gì ? - GV yêu cầu HS làm C5, C6 SGK - GV cho HS làm: Khi móc một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên được treo vào một giá cố định) thì chiều dài của nó là 30cm. Hỏi chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo là bao nhiêu? Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 5cm. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài phần ghi nhớ. - Làm bài tập: 9.1 à 9.3SBT - GV yêu cầu đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: .... ..... - Trò: .. ..... Trình kí tuần 10:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_6_bai_9_luc_dan_hoi_nam_hoc_2017_2018_tru.doc