Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
+ Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Kỹ năng: quan sát thí nghiệm đưa ra nhận xét.
- Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra qui luật.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: dụng cụ TN cho mỗi nhóm hs: 1 lò xo lá tròn, 1 lò xo dài khoảng 10 cm; 1 thanh nam châm thẳng, 1 quả gia trọng; 1 kẹp vạn năng.
* Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 5 Ngày soạn: 7/9/2017 Tiết: 5 BÀI 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. + Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. - Kỹ năng: quan sát thí nghiệm đưa ra nhận xét. - Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra qui luật. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: dụng cụ TN cho mỗi nhóm hs: 1 lò xo lá tròn, 1 lò xo dài khoảng 10 cm; 1 thanh nam châm thẳng, 1 quả gia trọng; 1 kẹp vạn năng. * Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Khối lượng của một vật cho biết gì? Đơn vị của khối lượng là gì? Trên vỏ bao phân có ghi “khối lượng tịnh: 50 kg”, con số đó cho biết gì? - Người ta đo khối lượng của một vật bằng dụng cụ gì? Nêu cách dùng cân đồng hồ để cân một vật. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ( 2 phút). Tổ chức tình huống học tập - GV dựa vào hình vẽ ở phần mở đầu SGK để làm HS chú ý đến tác dụng đẩy, kéo của lực. -Quan sát, lắng nghe Hoạt động 2: (15 phút). Hình thành khái niệm về lực. -GV yêu cầu HS lần lượt quan sát hình 6.1, 6.2, 6.3 - GV kể tên các dụng cụ TN -GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng , trả lời C1, C2, C3 -GV tổ chức cho HS điền từ vào chỗ trống câu C4. -GV thống nhất ý kiến. -Nhận xét, kết luận. -GV yêu cầu HS nêu ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. +GV lấy ví dụ, yêu cầu HS lấy ví dụ khác -HS quan sát -HS lắng nghe -HS quan sát rút ra nhận xét. Lần lượt trả lời câu C1, C2, C3. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Làm việc cá nhân câu C4. -Một hs trình bày, các hs khác nhận xét, thống nhất. -Lắng nghe, ghi bài. -HS lấy ví dụ. -HS lắng nghe và lấy ví dụ khác I. LỰC: 1. Thí nghiệm C1: đẩy, ép C2: kéo, kéo C3: hút C4: lực đẩy lực ép lực kéo lực kéo lực hút 2. Rút ra kết luận: Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Hoạt động 3: (7 phút). Nhận xét về phương và chiều của lực: (Xoáy sâu) -GV tổ chức cho HS đọc SGK. -GV làm lại thí nghiệm hình 6.1 và 6.2 cho hs quan sát. -Yêu cầu hs nhận xét về phương và chiều của lực. -Yêu cầu hs làm câu C5. -Nhận xét, kết luận. -Đọc sgk. -Quan sát, suy nghĩ. -Nhận xét. -Trả lời câu C5. II. Phương và chiều của lực: Mỗi lực đều có phương và chiều xác định C5: - Phương song song với trục nam châm. - Chiều: Từ quả nặng đến nam châm. Hoạt động 4: (9 phút). Nghiên cứu hai lực cân bằng: -Yêu cầu HS quan sát hình 6.4 và nêu dự đoán ở câu C6 -Tổ chức HS nhận xét câu C7 -Yêu cầu HS tìm từ thích hợp điền vào câu C8 -Gọi hs trình bày kết quả -Nhận xét, kết luận về hai lực cân bằng. -Yêu cầu hs lấy ví dụ về 2 lực cân bằng. -Nhận xét. -Quan sát, dự đoán. -Nhận xét. -Hoàn thành câu C8. -Trả lời, nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe, ghi bài. -Lấy ví dụ về 2 lực cân bằng. -Lắng nghe. III. Hai lực cân bằng C8: cân bằng đứng yên chiều phương chiều *) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. 4. Củng cố: (5 phút) - GV?: Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? - GV yêu cầu HS làm C9 SGK. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài phần ghi nhớ. - Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài. - Làm bài tập: 6.1; 6.2; 6.3. SBT - Xem trước bài 7 SGK IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thầy: Trò: Trình kí tuần 5:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_6_bai_6_luc_hai_luc_can_bang_nam_hoc_2017.doc