Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Biết cách đo thể tích của vật rắn không thấm.
- Kỹ năng: Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 4.1.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs:1 vật rắn không thấm nước, 1 bình chia độ; 1 bình tràn, 1 bình chứa.
* Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
- Đo thể tích chất lỏng bằng dụng cụ gì? Làm bài tập 3.6 SBT
- Nêu cách đo thể tích chất lỏng. Làm bài tập 3.3 SBT
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 3 Ngày soạn: 24/8/2017 Tiết: 3 BÀI 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Biết cách đo thể tích của vật rắn không thấm. - Kỹ năng: Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. - Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 4.1. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm hs:1 vật rắn không thấm nước, 1 bình chia độ; 1 bình tràn, 1 bình chứa. * Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - Đo thể tích chất lỏng bằng dụng cụ gì? Làm bài tập 3.6 SBT - Nêu cách đo thể tích chất lỏng. Làm bài tập 3.3 SBT 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ( 2 phút). Tổ chức tình huống học tập - Đưa cái đinh ốc và hòn đá để học sinh quan sát. - Đặt vấn đề: làm thế nào để xác định chính xác thể tích của hòn đá, của đinh ốc? - Quan sát. -Lắng nghe, suy nghĩ àDự đoán. Hoạt động 2: (18 phút). Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước. -GV giới thiệu dụng cụ và đồ vật cần đo. -GV: yêu cầu HS quan sát hình 4.2, làm C1. + Trước khi thả hòn đá vào, V của nước là bao nhiêu? + Sau khi thả hòn đá vào, V của nước lúc này là bao nhiêu? + Nước đã dâng lên thêm bao nhiêu? + Làm thế nào để tính lượng nước dâng lên thêm? - GV nhận xét, kết luận. -GV: yêu cầu HS quan sát hình 4.3, làm C2. + Ở hình a, trước khi thả hòn đá vào, ta làm gì? + Ở hình b, khi thả hòn đá vào, ta làm gì? + Ở hình c, đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ để làm gì? - GV nhận xét, kết luận. -GV Y/c hs làm việc cá nhân câu C3 rút ra kết luận. -Hướng dẫn hs thảo luận hoàn thành câu kết luận đúng. -Nhận xét, kết luận. -Quan sát, lắng nghe. -HS làm việc theo nhóm, trả lời. + V1 = 150 cm3 + V2 = 200 cm3 + 50 cm3 + Lấy V2–V1 -Lắng nghe, ghi bài. -HS làm việc theo nhóm, trả lời. + đổ nước đầy bình tràn. + dùng bình chứa hứng nước tràn ra từ bình tràn. + đo thể tích nước tràn ra (bằng thể tích hòn đá). -Lắng nghe, ghi bài. -Làm việc cá nhân rút ra kết luận. -Trả lời, các hs khác nhận xét bổ sung. -Thảo luận tìm kết quả đúng. -Lắng nghe, ghi bài. I. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước: 1. Dùng bình chia độ: - Đo thể tích nước ban đầu có trong bình (V1 = 150 cm3). - Thả hòn đá vào bình chia độ. Đo thể tích nước dâng lên trong bình (V2 = 200 cm3). - Thể tích hòn đá bằng V2–V1 = 200 cm3 - 150 cm3 = 50 cm3. 2. Dùng bình tràn: Khi không bỏ lọt vật rắn vào bình chia độ thì đổ đầy nước vào bình tràn, thả chìm vật đó vào trong bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng bình chia độ. Đó là thể tích của vật. *Rút ra kết luận: C3: a) (1): thả chìm (2): dâng lên b) (3): thả (4): tràn ra. Hoạt động 3: (10 phút). Thực hành đo thể tích. -GV phân nhóm HS, phát dụng cụ và yêu cầu HS làm việc như ở mục 3. -GV theo dõi, uốn nắn, điều chỉnh hoạt động của nhóm. -Yêu cầu hs thu dọn dụng cụ, trình bày kết quả. -Nhận xét chung về ý thức thái độ, nội dung làm việc của các nhóm. -HS làm theo nhóm, phân công nhau làm những việc cần thiết. -Ghi kết quả vào bảng. -Thu dọn dụng cụ, tình bày kết quả. -Lắng nghe. 3. Thực hành đo thể tích vật rắn: Đo thể tích của cái đinh ốc. 4. Củng cố: (5 phút) - GV?: Đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng dụng cụ gì? Thể tích của vật rắn không thấm nước có thể được đo bằng cách nào? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút) - Học bài phần ghi nhớ. - Làm bài tập: 4.1, 4.2 . SBT - Xem trước bài 5. SGK IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: Trình kí tuần 3: ... ... - Trò: ...
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_6_bai_4_do_the_tich_vat_ran_khong_tham_nu.doc