Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 22: Nhiệt kế, thang nhiệt độ - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: 

      + Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. Nêu được một số loại nhiệt kế thường dùng.

      + Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.

    + Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

      - Kỹ năng: Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut.

- Thái độ: Liên hệ thực tế để giáo dục môi trường cho học sinh.

II. CHUẨN BỊ:

* Thầy: + Hình vẽ phóng to các loại nhiệt kế, bảng phụ kẻ bảng 22.1

              + Chuẩn bị dụng cụ TN biểu diễn: 3 chậu thuỷ tinh có nước; Một ít nước đá; phích nước nóng; Nhiệt kế rượu, thuỷ ngân, y tế….

* Trò: Xem trước bài   

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 22: Nhiệt kế, thang nhiệt độ - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 22: Nhiệt kế, thang nhiệt độ - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 22: Nhiệt kế, thang nhiệt độ - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 26	Ngày soạn: 07/2/2018
Tiết: 26	 
BÀI 22: NHIỆT KẾ, THANG NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
	 + Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. Nêu được một số loại nhiệt kế thường dùng.
	 + Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.
 + Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
	 - Kỹ năng: Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut.
- Thái độ: Liên hệ thực tế để giáo dục môi trường cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: + Hình vẽ phóng to các loại nhiệt kế, bảng phụ kẻ bảng 22.1
	+ Chuẩn bị dụng cụ TN biểu diễn: 3 chậu thuỷ tinh có nước; Một ít nước đá; phích nước nóng; Nhiệt kế rượu, thuỷ ngân, y tế.
* Trò: Xem trước bài 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (2 phút). Tạo tình huống học tập
 -GV gọi HS đọc thông tin đầu bài SGK.
-GV đặt vấn đề vào bài
 -HS lắng nghe, suy nghĩ.
 Hoạt động 2: (6 phút). Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh:
-GV yêu cầu HS đọc thông tin C1
-GV giới thiệu dụng cụ TN, cách tiến hành
-GV pha chế các bình a,c và gọi HS tham gia làm TN
-GV yêu cầu HS nêu kết quả TN
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm.
-GV?: Vậy để đo nhiệt độ chính xác ta cần dùng dụng cụ gì?
(GV?: Cảm giác của tay có thể xác định chính xác mức độ nóng, lạnh? àGV thông báo để đo nhiệt độ cần dùng nhiệt kế)
-HS đọc thông tin SGK 
-HS quan sát, lắng nghe
- HS theo dõi, làm theo yêu cầu GV.
-HS trả lời
- HS trả lời 
1. Nhiệt kế:
C1: Cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng, lạnh.
 - Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
Hoạt động 3: (10 phút). Tìm hiểu nhiệt kế: (xoáy sâu)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 22.3, 22.4 
- GV yêu cầu đọc và trả lời C2.
(GV thông báo cách chia độ của nhiệt kế)
- GV treo tranh hình vẽ 22.5 và giới thiệu về các loại nhiệt kế.
- GV yêu cầu HS trả lời C3 như yêu cầu bảng 22.1.
- GV yêu cầu HS quan sát, trả lời câu C4.
(GV giải thích cho HS nắm)
-GV?: Muốn đo nhiệt độ nóng chảy của băng phiến người ta có thể dùng nhiệt kế rượu được không?
* GV giáo dục HS bảo vệ môi trường:
 + Sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn, nhưng thuỷ ngân là một chất độc hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
+ Trong dạy học tại các trường phổ thông nên sử dụng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế dầu có pha chất màu.
+ Trong trường hợp sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn.
- HS quan sát
- HS trả lời câu C2.
(lắng nghe, ghi bài)
-HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát, trả lời.
- HS quan sát, trả lời.
-HS: không .
-HS lắng nghe
C2: Xác định nhiệt độ 0oC và 100oC, trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
C3: Nhiệt kế rượu đo nhiệt độ khí quyển.
 Nhiệt kế thuỷ ngân đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
 Nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể.
C4: Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế rời khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ cơ thể.
Hoạt động 4: (8 phút). Tìm hiểu về thang nhiệt độ:
- GV yêu cầu HS tự đọc SGK phần 2a
-GV?: Trong nhiệt giai xenxiut thì nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?
nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?)
(GV giới thiệu về nhiệt giai)
- HS đọc sgk.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài.
2. Thang nhiệt độ:
 Nhiệt giai: xenxiut 
 - Nhiệt độ của nước đá đang tan 00C 
 - Nhiệt độ của hơi nước đang sôi 1000C 
4. Củng cố: Kiểm tra 15 phút
- GV phát đề kiểm tra 15phút
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
- Làm bài tập 22.2, 22.3 sbt.
- Hướng dẫn HS về học bài (từ bài 15 - 22) chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Thầy: 
	- Trò: ....................  
	Trình kí tuần 26:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_bai_22_nhiet_ke_thang_nhiet_do_nam_hoc.doc