Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 13: Máy cơ đơn giản - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

+ Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường.

+ Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.

- Kĩ năng: sử dụng được lực kế để đo lực.

- Thái độ: Yêu thích tìm hiểu và sử dụng máy cơ đơn giản vào các công việc thường ngày.

II. CHUẨN BỊ:

* Thầy: 

+ Nghiên cứu SGK, SGV.

      + Tranh vẽ phóng to.

      + Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm: 2 lực kế (GHĐ 5N); 1 quả nặng;  1 giá thí nghiệm

* Trò: Xem trước bài   

doc 3 trang Khánh Hội 22/05/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 13: Máy cơ đơn giản - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 13: Máy cơ đơn giản - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 13: Máy cơ đơn giản - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 15	Ngày soạn: 16/11/2017 
Tiết: 15	 
 BÀI 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường.
+ Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
- Kĩ năng: sử dụng được lực kế để đo lực.
- Thái độ: Yêu thích tìm hiểu và sử dụng máy cơ đơn giản vào các công việc thường ngày.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: 
+ Nghiên cứu SGK, SGV.
	+ Tranh vẽ phóng to.
	+ Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm: 2 lực kế (GHĐ 5N); 1 quả nặng; 1 giá thí nghiệm
* Trò: Xem trước bài 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (5 phút). Tạo tình huống học tập
-GVtreo tranh H 13.1 và ?: Có thể đưa ống lên bằng những cách nào và dùng những dụng cụ nào để cho đỡ vất vả?
-Quan sát, lắng nghe. 
-Nêu dự đoán.
Hoạt động 2: (19 phút). Nghiên cứu cách kéo vật lên theo phương thẳng đứng
-GV treo tranh vẽ 13.2 cho HS quan sát.
?Liệu có thể kéo vật với một lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được không?
-GV treo tranh hình 13.3, giới thiệu dụng cụ
-GV gọi HS đọc thông tin mục 2b, cách tiến hành TN. 
-GV giao dụng cụ cho các nhóm tiến hành và ghi kết quả vào bảng 13.1
(GV làm TN biểu diễn, yêu cầu HS tham gia đọc kết quả)
-Yêu cầu hs thu dọn dụng cụ và trả lời câu C1
-Nhận xét.
-Y/c hs làm việc cá nhân hoàn thành câu C2
-Nhận xét, kết luận.
 -Yêu cầu hs hoàn thành câu C3
-Nhận xét, hoàn chỉnh.
-Quan sát.
-Dự đoán
-Lắng nghe.
- Đọc SGK
-Nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả vào bảng 13.1.
-Tích cực làm thí nghiệm.
-Thu dọn dụng cụ và trả lời theo đại diện nhóm.
I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
1. Đặt vấn đề:
- Dự đoán: F P
2. Thí nghiệm:
- Đo trọng lượng P
- Đo lực kéo F
3. Kết luận:
 Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực ít nhất bằng trọng lượng của vật
Hoạt động 3: (15 phút). Tổ chức HS bước đầu tìm hiểu về máy cơ đơn giản
-GV y/c hs đọc thông tin mục II sgk và ?:có mấy loại máy cơ đơn giản?
- Sử dụng tranh vẽ để giới thiệu các loại máy cơ đơn giản.
-Y/c hs trả lời C4
-Nhận xét, giải thích công dụng của các loại máy cơ đơn giản.
-Hướng dẫn hs lần lượt làm các câu C4, C5, C6.
-Y/c hs trình bày câu trả lời.
-Nhận xét, kết luận.
-Đọc thông tin sgk, trả lời
-Quan sát, lắng nghe, ghi bài.
-Trả lời
-Lắng nghe.
-Lần lượt hoàn thành.
-Trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe, ghi lại câu trả lời đúng.
II. Máy cơ đơn giản:
Có 3 loại máy cơ đơn giản: 
- Mặt phẳng nghiêng
- Đòn bẩy
- Ròng rọc
C4: (1) dễ dàng
 (2) máy cơ đơn giản
C5: 
 P = 10.200 = 2000N
 F = 4.400 = 1600N
Ta thấy F < P
Vậy không thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
4. Củng cố: (3 phút)
- GV ?: + Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ như thế nào?
	+ Kể tên các máy cơ đơn giản thường dùng.
	+ Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 10 kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?
A. F < 10N	B. F = 10N	C. 10N < F < 100N	D. F = 100N
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
- Học bài: phần ghi nhớ
- Xem trước bài 14. Mặt phẳng nghiêng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Thầy: . 
.
.
	- Trò: ..
.
	Trình kí tuần 15: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_bai_13_may_co_don_gian_nam_hoc_2017_201.doc