Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 10: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Viết được công thức tính trọng lượng P=10m, nêu được ý nghĩa đơn vị đo P, m.
- Kĩ năng:
+ Đo được lực bằng lực kế.
+ Vận dụng được công thức P = 10m.
- Thái độ: Trung thực, cẩn thận và hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
* Thầy: + 1 lực kế, 1 quả nặng 50g.
+ Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm: 1 lực kế lò xo; 1 sợi dây mảnh.
* Trò: Xem trước bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
HS1: Lò xo có phải là vật đàn hồi hay không? Vì sao?
HS2: Lực đàn hồi là gì? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 10: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 10: Lực kế - Phép đo lực trọng lượng và khối lượng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 11 Ngày soạn: 18/10/2017 Tiết: 11 BÀI 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Viết được công thức tính trọng lượng P=10m, nêu được ý nghĩa đơn vị đo P, m. - Kĩ năng: + Đo được lực bằng lực kế. + Vận dụng được công thức P = 10m. - Thái độ: Trung thực, cẩn thận và hợp tác. II. CHUẨN BỊ: * Thầy: + 1 lực kế, 1 quả nặng 50g. + Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm: 1 lực kế lò xo; 1 sợi dây mảnh. * Trò: Xem trước bài III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) HS1: Lò xo có phải là vật đàn hồi hay không? Vì sao? HS2: Lực đàn hồi là gì? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (3 phút). Tổ chức tình huống học tập. -GV?: +Đo khối lượng bằng dụng cụ gì? +Đo thể tích bằng dụng cụ gì? -GV đặt vấn đề: Để đo lực của tay tác dụng vào dây cung là bao nhiêu (hình vẽ đầu bài), người ta dùng dụng cụ gì? -HS: suy nghĩ , trả lời Hoạt động 2: (9’ phút). Tìm hiểu một lực kế. -GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1. -GV?: lực kế dùng để làm gì? -GV?: Loại lực kế thường dùng là loại lực kế nào? -GV treo tranh vẽ cấu tạo lực kế lò xo đơn giản, phát lực kế lò xo cho các nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu cấu tạo lực kế lò xo và hoàn thành C1 -GV yêu cầu HS chỉ rõ các bộ phận chính của lực kế lò xo đơn giản. GV: -GV yêu cầu HS các nhóm làm C2 -HS đọc thông tin mục 1 -HS: trả lời. -HS: Quan sát, nhận lực kế, thảo luận theo nhóm hoàn thành câu C1. -HS chỉ ra các bộ phận của lực kế -HS xác định GHĐ, ĐCNN của lực kế, trả lời. I. TÌM HIỂU LỰC KẾ 1. Lực kế là gì? - Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. - Lực kế thường dùng là lực kế lò xo. 2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản. C1: (1) lò xo (2) kim chỉ thị (3) bảng chia độ Hoạt động 3: (12 phút). Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế. -GV: dùng lực kế tiến hành các bước để đo một lực, yêu cầu HS quan sát. -GV yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp (2 em) hoàn thành câu C3 -GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm dùng lực kế đo trọng lượng của quyển sách. +Dùng dây mãnh buộc quyển sách giáo khoa vật lí 6 lại. +Treo quyển sách vào đầu móc của lò xo. +Cầm vào thân lực kế. +Phương lực kế thẳng đứng. +Đặt mắt đọc giá trị đúng cách. -GV yêu cầu HS các nhóm nêu kết quả, so sánh kết quả với các nhóm khác. -GV?: Khi đo cần phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào? Vì sao? -HS quan sát -HS làm việc theo cặp (2 em) hoàn thành câu C3 như yêu cầu. -HS hoạt động nhóm đo lực tiến hành đo trọng lượng của quyển sách giáo khoa. -HS trình bày kết quả đo, so sánh, thống nhất kết quả. -HS suy nghĩ, trả lời II. ĐO MỘT LỰC BẰNG LỰC KẾ: 1. Cách đo lực: C3: (1) vạch 0 (2) lực cần đo (3) phương 2. Thực hành đo lực: C4: Đo trọng lượng quyển sách giáo khoa. C5: Khi đo cần cầm lực kế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng. Hoạt động 4: (7 phút). Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng (Xoáy sâu) -GV: treo bảng phụ ghi sẵn đề C6, yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống. -GV?: trọng lượng của một vật lớn gấp bao nhiêu lần khối lượng của vật? -GV giới thiệu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. -HS làm việc cá nhân, trả lời. a. 1N. b. 200g c. 10N. -HS: 10 lần. -Lắng nghe, ghi bài. III. CÔNG THỨC LIÊN HỆ GIỮA TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG P = 10.m Trong đó: P là trọng lượng (N) m là khối lượng (Kg) 4. Củng cố: (8 phút). - GV yêu cầu HS làm C9, C7 .SGK - Một vật có trọng lượng là 500N. Hỏi vật đó có khối lượng bằng bao nhiêu kg? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút). - Học bài - Đọc phần “có thể em chưa biết” - Làm bài tập 10.1 ; 10.2 sbt. - Xem trước bài 11. IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . - Trò: .. . Trình kí tuần 11:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_6_bai_10_luc_ke_phep_do_luc_trong_luong_v.doc