Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được:

           - Mối liên hệ giữa các chất: etylen – ancol etylic – axit axetic và este etyl axetat

2. Kĩ năng: 

           - Thiết lập được sơ đồ mối liên hệ giữa etylen – ancol etylic – axit axetic và este etyl axetat.

           - Viết các PTHH minh họa cho các mối liên hệ.

           - Tính hiệu suất phản ứng este hóa, tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp lỏng.

3. Thái độ: yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ                 

- Bảng vẽ sơ đồ mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu etylic và axit axetic.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Gọi 2 Hs làm BT 5,6 /143

HS khác nhận xét- cho điểm.

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 13/ 3/ 2018
Tuần: 30 – Tiết: 59 
Bài 47: MỐI LIÊN HỆ GIỮA
ETYLEN, AXIT AXETIC VÀ RƯỢU ETYLIC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
	- Mối liên hệ giữa các chất: etylen – ancol etylic – axit axetic và este etyl axetat
2. Kĩ năng: 
	- Thiết lập được sơ đồ mối liên hệ giữa etylen – ancol etylic – axit axetic và este etyl axetat.
	- Viết các PTHH minh họa cho các mối liên hệ.
	- Tính hiệu suất phản ứng este hóa, tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp lỏng.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ	
- Bảng vẽ sơ đồ mối liên hệ giữa hiđrocacbon, rượu etylic và axit axetic.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Gọi 2 Hs làm BT 5,6 /143
HS khác nhận xét- cho điểm.
3. Nội dung bài mới:
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Tìm hiểu sơ đồ mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic? (10 phút)
Từ tên viết thành công thức hóa học.
Cho HS lên bảng viết PTHH. 
XS: Sơ đồ mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
C2H4 → C2H5OH	→ CH3COOH → CH3COO C2H5
1. C2H4 + H2O → C2H5OH
2. C2H5OH	+ O2 → CH3COOH + H2O
3. CH3COOH + C2H5OH → CH3COO C2H5 + H2O
- HS nhắc lại sơ đồ.
I. Sơ đồ mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic: 
Viết PTHH để hoàn thành chuỗi biến hóa sau.
Etylen → Rượu etylic → Axit axetic → Etyl axetat
C2H4 → C2H5OH	→ CH3COOH → CH3COO C2H5
HĐ2: Tìm hiểu một số bài tập cơ bản? (25 phút)
- HS yếu GV gợi ý. Cho HS lên bảng giải bài tập 2/144
- Cho HS đọc đề bài 
- Khi đốt cháy A → CO2 + H2O. Vậy A gồm những nguyên tố nào? 
- Tính mH; mC; mo dựa vào khối lượng CO2 và H2O? 
- Công thức chung của A là gì? 
- Công thức của A là gì? 
- GV hướng dẫn HS giải bài tập 5. HS khá giỏi tự giải.
1 HS lên giải.
- Dùng Quì tím nhận biết Axit.
- Dùng đá vôi nhận biết Axit.
2CH3COOH + CaCO3 à 2(CH3COO)2Ca + H2O + CO2
- 1;2 HS đọc đề bài.
- A chứa H; C và có thể có O.
- mC = x 12 = 12g
mH = (27:18)x 2 = 3g
- Công thức chung của A là CxHyOz
CT A : C2H6O
- HS theo dõi và tự giải.
II. BÀI TẬP: 
1. Bài tập 2/144
2. Bài 4/144.
Đốt cháy A chỉ thu được CO2 và Nước → A chứa C, H có thể có O.
mC = 44/44 x 12 = 12 g, mH = 27:18 x 2 = 3 g.
à mO = 23 – (12 + 3) 8 gam à A chứa C, H và O.
Có CTPT CxHyOz
Theo đề bài ta có: MA/2 = 23 → MA = 46 
Cứ 23g A có 12g C
Vậy 46g A có 12x(g) C
→ = → x = 2
Tương tự ta có: y = 6;
 z = 1
CT A : C2H6O
3. Bài 5/144.
- Viết PT
- Tính số mol của rượu 1 mol.
mR = 46 gamà H = 13,8/46 x 100% = 30 %.
4. Củng cố: (4 phút)
	- Nhắc lại mối liên hệ giữa etylen – ancol etylic – axit axetic và este etyl axetat.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (5 phút)
	- Học bài, làm bài tập 1,3/144
	- Chuẩn bị trước bài 47:
	+ Tính chất vật lí của chất béo.
	+ Cấu tạo và TCHH của chất béo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV: 
HS: 
Ngày soạn: 13/ 3/ 2018
Tuần: 30 – Tiết: 60 
Bài 47: CHẤT BÉO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
	- Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5, đặc điểm cấu tạo.
	- Tính chất vật lí: trạng thái, tính tan.
	- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm (Phản ứng xà phòng hóa).
	- Ứng dụng: Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.
2. Kĩ năng: 
	- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh . . . rút ra được nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo.
	- Viết được PTHH phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm.
	- Phân biệt chất béo (dầu ăn, mỡ ăn) với hiđrocacbon (dầu mỡ công nghiệp)
	- Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất.	
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- Dầu ăn, benzen, nước.
- Ống nghiệm, tranh vẽ trong sgk.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hóa sau:
C2H4 à C2H6O à C2H4O2 à H2
3. Nội dung bài mới: 
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Chất béo có ở đâu? (3 phút)
GV cho HS quan sát tranh trong sách giáo khoa và cho biết chất béo có ở đâu?
GV bổ sung kết luận
Quan sát trả lời.
Cho ví dụ
I. Chất béo có ở đâu?
- Chất béo có trong cơ thể ĐV và TV.
- Trong cơ thể ĐV có ở các mô mỡ, trong TV có ở quả và hạt.
HĐ2: Tìm hiểu tính chất vật lí của chất béo? (5 phút)
GV làm các TN về chất béo: hòa tan vào nước, benzen
Nhận xét và nêu tính chất vật lý của chất béo.
II. Tính chất vật lý.
Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hoả
HĐ3: Tìm hiểu thành phần và cấu tạo của chất béo? (8 phút)
GV thông báo thành phần chất béo.
Phân huỷ chất béo thu được glixerol và axit béo.
HS chú ý
HS nêu khái niệm chất béo.
III. Thành phần và cấu tạo chất béo.
CTTQ: (RCOO)3C3H5
CH2 –COOR
CH ---COOR
CH2 ---COOR
R là gốc của axit hữu cơ: C17H35, C17H33
*Chất béo là hỗn hợp của nhiều este của glixerol và các axit béo.
HĐ4: Tìm hiểu tính chất hóa học của chất béo? (10 phút)
Chất béo bị thuỷ phân trong môi trường axit thu được glixerol và axit béo. HS lên viết PTHH.
Cho HS biết đây là phản ứng thuỷ phân.
Chất béo bị thuỷ phân trong môi trường kiềm cho sản phẩm gì?
HS viết PTHH.
RCOONa là thành phần chính của xà phòng.
* XS: Nhắc lại TCHH của chất béo.
(RCOO)3C3H5 + 3H2O à 
C3H5(OH)3 + 3RCOOH
HS trả lời.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH à 
C3H5(OH)3 + 3RCOONa
- 1, 2 HS nhắc lại TCHH của chất béo. 
IV. Tính chất hóa học.
1. Thuỷ phân trong môi trường axit à glixerol và axit béo
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 
C3H5(OH)3 + 3RCOOH
2. Thuỷ phân trong môi trường kiềm à glixerol và muối axit béo.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH à 
C3H5(OH)3 + 3RCOONa
HĐ5: Chất béo có ứng dụng gì? (4 phút)
Nêu vai trò của chất béo đối với con người và động vật.
- Làm thức ăn.
- Điều chế glixerol và xà phòng.
V. Ứng dụng.
- Làm thức ăn.
- Điều chế glixerol và xà phòng.
4. Củng cố: (4 phút)
	- Tính chất hóa học của chất béo.
- GV cho HS làm bài tập 1, 2, 3/147.
	B1: Chọn đáp án D.
	B2: a.  không ..tan 
	B3: b, d, e.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút)
- Học bài, BTVN 4/147.
HD: Chất béo + NaOH à Glixerol + Hỗn hợp muối Na.
	Theo ĐLBTKL:
	mmuối = mcb = mNaOH – mg = 9,412 kg.
	KL xà phòng: 9,412x 100/60 = 15,69 kg.
* Về nhà ôn các t/c của rượu, axit, chất béo tiết sau luyện tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
GV: 
HS: .
Châu Thới, ngày 17 tháng 3 năm 2018
DUYỆT TUẦN 30:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_30_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc