Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU
1. KiẾN thức: Biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axit axetic.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
- Tính chất hóa học: Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol etylic tạo thành este.
2. Kĩ năng:
- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit axetic.
- Phân biệt được axit axetic với ancol etylic và chất lỏng khác.
3. Thái độ:
- Tiết kiệm hóa chất khi làm thí nghiệm.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Mô hình phân tử axit axetic, dd axit axetic, Mg, CuO, Na2CO3, NaOH, ống nghiệm, ống nhỏ giọt,...
- Trò: Tìm hiểu kỹ trước bài học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Ngày soạn: 06/ 3/ 2018 Tuần: 29 – Tiết: 57 Bài 45: AXIT AXETIC (2 tiết) Công thức phân tử: C2H4O2 Phân tử khối: 60 I. MỤC TIÊU 1. KiẾN thức: Biết được: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axit axetic. - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. - Tính chất hóa học: Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol etylic tạo thành este. 2. Kĩ năng: - Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học. - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit axetic. - Phân biệt được axit axetic với ancol etylic và chất lỏng khác. 3. Thái độ: - Tiết kiệm hóa chất khi làm thí nghiệm. - Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ - Thầy: Mô hình phân tử axit axetic, dd axit axetic, Mg, CuO, Na2CO3, NaOH, ống nghiệm, ống nhỏ giọt,... - Trò: Tìm hiểu kỹ trước bài học. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Cho Hs trả lời câu hỏi: - Viết CTCT và nêu T/C hóa học của Rượu etylic. Viết PTHH minh hoạ - GV cho HS nhận xét- cho điểm. 3. Nội dung bài mới: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Tìm hiểu về tính chất vật lí? (5 phút) Giáo viên cho học sinh quan sát ống nghiệm chứa axit axetic. Làm TN hòa tan axit axetic Vào nước-HS nhận xét. Cho HS nêu T/c vật lý của axit axetic HS quan sát. Chất lỏng, không màu, không mùi, vị chua. Tan vô hạn trong nước. I. Tính chất vật lý: Axit axetic là chất lỏng, không màu, vị chua tan vô hạn trong nước. HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của axit axetic? (5 phút) Cho HS lắp ráp mô hình cấu tạo phân tử axit axetic. Cho HS so sánh sự khác nhau của CT axit axetic và rượu etylic. Nhấn mạnh nhóm –COOH gây nên tính Axit. HS lắp ráp mô hình. HS trình bày HS chú ý. II. Cấu tạo: H O H – C – C H O – H Viết gọn: CH3 - COOH. Nhận Xét. Sgk HĐ3: Tìm hiểu tính chất hóa học của axit axit axetic? (20 phút) GV tiến hành lần lượt làm thí nghiệm axit axetictác dụng với: Quỳ tím, NaOH, CuO, Mg, Na2CO3. HS quan sát HT- Nhận xét - Viết PTHH. Chú ý: Nhóm CH3COO hóa trị I. Cho HS đọc tên các sản phẩm. Làm TN Axit axetic với rượu etylic. HS nhận xét mùi sản phẩm GV: thông báo sản phẩm là este etyl axetat. HS nêu t/c vật lý của este. HS nêu kn phản ứng este hóa. * NC: Viết các PTHH khác thể hiện TCHH của axit axetic. * SX: Cho HS nhắc lại TCHH của axit axetic. HS chú ý quan sát. HS lên bảng viết PTHH: - CH3COOH + NaOH à CH3COONa + H2O - 2CH3COOH + CuO à (CH3COO)2Cu + H2O - 2CH3COOH + Mg à (CH3COO)2Mg + H2 - 2CH3COOH + Na2CO3 à 2CH3COONa + H2O + CO2 HS quan sát Chất lỏng, không màu, có mùi thơm, không tan trong nước, nổi lên mặt nước. HS trả lời. - HS viết các PTHH khác thể hiện TCHH của axit axetic. - HS nhắc lại TCHH của axit axetic. III. Tính chất hóa học. 1.Tính axit: - Làm quỳ tím hóa đỏ. -T/d với NaOH tạo muối và nước. CH3COOH + NaOH à CH3COONa + H2O (Natri axetat) -T/d với CuO tạo muối và nước. 2CH3COOH + CuO à (CH3COO)2Cu + H2O -T/d với Mg tạo muối và H2 2CH3COOH + Mg à (CH3COO)2Mg + H2 -T/d với Na2CO3 tạo CO2 2CH3COOH + Na2CO3 à 2CH3COONa + H2O + CO2 2. Tác dụng với rượu etylic. CH3COOH + C2H5OH CH3COO C2H5 + H2O (etyl axetat) * Phản ứng este hóa là phản ứng giữa rượu và axit tạo ra este và nước. 4. Củng cố: (4 phút) - Tính chất hóa học của axit axetic. - Làm bài tập 1/ 143 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Học bài, làm bài tập 2; 3; 4; 5/143 - Chuẩn bị trước phần IV, V. IV. RÚT KINH NGHIỆM GV: HS: Ngày soạn: 06/ 3/ 2018 Tuần: 29 – Tiết: 58 Bài 45: AXIT AXETIC (Tiếp theo) Công thức phân tử: C2H4O2 Phân tử khối: 60 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được: - Ứng dụng: Làm nguyên liệu trong công nghiệp, sản xuất giấm ăn. - Phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lên men ancol etylic. 2. Kĩ năng: - Tính nồng độ axit hoặc khối lượng dung dịch axit axetic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ - GV: Tham khảo Sgv, sgk. - HS: Tìm hiểu kĩ trước nội dung bài học. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) - Tính chất hóa học của axit axetic. Viết PTHH. - Sửa bài tập: 2; 5/143 3. Nội dung bài mới: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ4: Tìm hiểu ứng dụng của axit axetic? (5 phút) - Cho HS quan sát tranh vẽ Sgk - Axit axetic có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất. HS quan sát. HS dựa vào tranh vẽ để trả lời. IV. Ứng dụng: (Sgk) HĐ5: Tìm hiểu phương pháp điều chế axit axit? (5 phút) - Trong thực tế người ta làm giấm ăn từ đâu? - GV giới thiệu phương pháp điều chế trong công nghiệp. * XS: Cho HS viết lại các PTHH điều chế CH3COOH - Từ rượu etylic. HS theo dõi. - HS viết lại các PTHH điều chế CH3COOH V. Điều chế: - Trong đời sống: C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O - Trong công nghiệp: 2C4H10 + 5 O2 (Bu tan) 4CH3COOH + 2H2O HĐ6: Bài tập? (20 phút) Cho HS viết PTHH. Vậy theo đề bài thì lượng C2H5OH so với thực tế sẽ như thế nào? - Cho HS tính hiệu suất phản ứng. - GV hướng dẫn cách giải, sau đó cho 1 HS lên bảng giải. - Tính số mol của NaOH - Viết PTHH. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O - Lượng C2H5OH dư. - Hiệu suất phản ứng là: (55: 88) x 100 = 62,5% - HS theo dõi - HS khác tự làm. Số mol NaOH là: (10 x 100): (100 x 40) = 0,25 (mol) CH3COOH +NaOH CH3COONa + H2O VI. Bài tập. 1. Bài 7: CH3COOH + C2H5OH CH3COO C2H5 + H2O - Cứ 60g CH3COOH phản ứng hết với 46g C2H5OH tạo ra 88 g CH3COOC2H5 - Theo đề bài lượng C2H5OH là 100g, vậy lượng C2H5OH dư do đó hiệu suất phản ứng tính theo CH3COOH. - Theo lí thuyết; 60g CH3COOH tạo ra 88 g CH3COOC2H5. Thực tế lượng CH3COOC2H5 thu được là 55g. - Hiệu suất phản ứng là: (55: 88) x 100 = 62,5% 2. Bài 8: Gọi khối lượng dd CH3COOH là a% cần lấy để phản ứng hết với 100g dd NaOH 10% là x Số mol NaOH là: (10 x 100): (100 x 40) = 0,25 (mol) CH3COOH +NaOH CH3COONa + H2O 1mol 1mol 1 mol 0,25 0,25 0,25 Vậy số mol axit cần dùng là 0,25 mol Khối lượng của axit axetic là: 0,25 x 60 = 15g Theo đề bài ta có: (a.x): 100 = 15 (I) Mặt khác: 20.5: (100 + x). 100 = 10,2 (II) Từ (II) x = 100 thay x vào (I) a = 15% 4. Củng cố: (3 phút) GV nhắc lại một số kiến thức cơ bản. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4 phút) - Học bài. (Lưu ý t/c HH) - Chuẩn bị trước bài 46: Tìm hiểu các mối liên hệ giữa etylen, rượu etylic, axit axetic. IV. RÚT KINH NGHIỆM GV: HS: . Châu Thới, ngày 10 tháng 3 năm 2018 DUYỆT TUẦN 29:
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_29_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc