Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:       

     - Nắm được tính vật lí của clo

    - Clo có một số tính chất hoá học của phi kim nói chung (  tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh

    - Ứng dụng, phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm và rong công nghiệp

 2. Kĩ năng:    

    - Biết dự đoán , kiểm tra, kết luận được tính hcất hoá học của clo và viết các phương trình hoá học

   - Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xétvề tác dụng của khí clo với nước, với dd kiềm , tính tẩy màu của clo ẩm

    - Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm

    - tính thể tích clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn

3. Thái độ:  Giaó dục học sinh lòng yêu thích bộ môn

II. CHUẨN BỊ :

1. Thầy: Hoá chất: Nhôm, dd HCl,  dd CuSO4  ,  dd NaOH

2. Trò:  Xem bài trước ở nhà

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Hóa học Khối 9 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 21 -11- 2018
Tiết: 31 - Tuần: 16
Bài 26: CLO
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
	- Nắm được tính vật lí của clo
 - Clo có một số tính chất hoá học của phi kim nói chung ( tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh
 - Ứng dụng, phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm và rong công nghiệp
 2. Kĩ năng: 
	 - Biết dự đoán , kiểm tra, kết luận được tính hcất hoá học của clo và viết các phương trình hoá học
 - Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xétvề tác dụng của khí clo với nước, với dd kiềm , tính tẩy màu của clo ẩm
 - Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm
 - tính thể tích clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn
3. Thái độ: Giaó dục học sinh lòng yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ :
1. Thầy: Hoá chất: Nhôm, dd HCl, dd CuSO4 , dd NaOH
2. Trò: Xem bài trước ở nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
- Nêu tính chất hoá học của phi kim?
- Làm bài tập 4. tr 76
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tính chất vật lí (3p)
- Cho biết kí hiệu và nguyên tử khối của clo ? 
GV: Cho HS quan sát lọ đựng clo. Thông báo thêm một số thông tin
- Trả lời
HS: quan sát trạng thái, màu sắt , ngửi mùi
Kí hiệu : Cl
Nguyên tử khối : 35.5
CTPT : Cl2
I. Tính chất vật lí:
- Là chất khí
- Màu vàng lục, độc
- Mùi hắc 
Hoạt động 2: Clo có những tính chất hoá học của phi kim không? (15p)
GV: Clo là một phi kim . Vậy các em hãy dự đoán xem clo có những tính chất hóa học nào? 
HS: Trả lời
II. Tính chất hoá học:
 1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim không?
GV: Biểu diễn thí nghiệm.
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, viết phương trình
HS: Nhôm cháy sáng tạo thành chất màu trắng
a. Phản ứng với kim loại: - > Muối clo
2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3
 trắng xám vàng lục nâu đỏ
GV: Mô tả thí nghiệm, viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng
- Khí clo hoà tan vào trong nước thu được dd gì?
*Lưu ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi
=>Hãy nêu kết luận về tính chất hoá học của clo?
- Viết PTp/ư thể hiện TCHH của Clo
HS: heo dõi
- Thu được dd axit clohiđric
- Trả lời
- Viết các phương trình
b. Tác dụng với hiđro:
 H2 + Cl -> HCl
 vàng lục không màu
Clo có một số t/c hóa học của phi kim
Clo là một phi kim hoạt động hoá học mạnh
Hoạt động 3: Clo có những tính chất hoá học nào khác (13p)
GV: Mô tả thí nghiệm, yêu cầu hs quan sát hiện tượng
- Các hiện tượng đó chứng tỏ điều gì? Dd có chứa những chất nào?
- Trong 2 sản phẩm sinh ra, chất nào có khả năng làm mất màu quỳ tím ? vì sao?
- Sự hoà tan clo vào nước là hiện tượng vật lí hay hoá học? vì sao?
HS: dd màu vàng lục. Quỳ tím -> đỏ -> mất màu ngay
- Có phản ứng xảy ra:lúc đầu là axit -> chất tẩy màu quỳ
- HClO,do tác dụng oxi hoá mạnh của HClO
- Vừa là vật lí, vừa là hoá học
2. Clo có những tính chất hoá học nào khác ?
 a. Tác dụng với nước:
H2O + Cl2 -> HCl + HClO
GV: Mô tả thí nghiệm - > yêu cầu trả lời
- Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì? khả năng thu được chất nào?
- GV viết phương trình phản ứng
=> Gọi HS nêu kết luận chung
Lớp 9A lên gảng viết PTp/ư
HS: Khí Cl2 mất màu tan trong dd NaOH
- Quỳ tím mất màu
- Có phản ứng xảy ra. 
 b. Tác dụng với dd NaOH
Cl2+2NaOH -> NaCl +NaClO + H2O 
4. Củng cố: (5p)
 Nước clo
 (3)
Hiđro (2) Clo (4) Nước
clorua	 	giaven
 kẽm clorua
 - Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mói ở nhà: (2p)
- Học tính chất hóa học của clo
- Bài tập 5,6, 10 SGK- tr81
Lớp 9 A HS giải bài 10.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:. 
Ngày soạn: 21 -11- 2018
Tiết: 32 - Tuần: 16
Bài 26: CLO (TT)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Ứng dụng, phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
 2. Kĩ năng: Tính thể tích clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ :
1. Thầy: - Thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiệm 
 - Sơ đồ thùng điện phân dd muối ăn
2. Trò: Xem trước nội dung bài 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (7p)
 - Nêu tính chất hoá học của clo?
 - Làm bài tập 6. tr 81
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Ứng dụng (12p)
GV: Hãy ghép cột a cho phù hợp cột B
HS: Thảo luận (3p)
III. Ứng dụng:
A. tính chất của clo
B. Ứng dụng
1. Cl2 + H2O à HCl + HClO
a. Điều chế nhựa PVC , chất dẻo, cao su
b. Khử trùng nước sinh hoạt
c. Điều chế nước giaven
d. Điều chế clorua vôi
e. Tẩy trắng vải sợi bột giấy
f. điều chế axit clohiđic
2. Cl2 + NaOH à NaCl + NaClO + H2O
3. Cl2 + Ca(OH)2 à CaCl2 + H2O
4. Cl2 + H2 à 2HCl
5. Cl2 + Kim loại à Muối clorua
	Đáp án: 1b; 2c,e ; 3d; 4f ; 5a
=> Rút kết luận
Clo có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. ( SGK)
Hoạt động 2: Điều chế clo (18p)
GV: Cho HS quan sát kĩ H 3.5 SGK. Nêu dụng cụ hoá chất cần để điều chế khí clo -> Mô tả thí nghiệm cho HS
- Vì sao thu khí clo bằng phương pháp đẩy không khí mà không thu bằng phương pháp đẩy nước?
- Bình đựng H2SO4 có tác dụng gì?
- Bông tẩm dd Ca(OH)2 ở bình thu khí clo có tác dụng gì?
- Vì sao trong bình điều chế clo người ta mở khoá từ từ cho 1 ít axit HCl chảy xuống.
=> Yêu cầu HS dự đoán san 3 phẩm và viết phương trình
HS: HCl, MnO2 ( hoặc KmnO4) -> Nêu hiện tượng
- Vì clo tan trong nước
- Làm khô khí clo
- Khử khí clo sau khi thí nghiệm
- Hạn chế lượng clo sinh ra gây độc hại
IV. Điều chế clo:
1. Trong phòng thí nghiệm
Điều chế clo từ HCl đặc, MnO2
4HCl + MnO2 à MnCl2 + Cl2 + 2H2O
GV: Viết phương trình phản ứng
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ, mô tả thí nghiệm
- Ở nước ta khí clo được sản xuất ở nhà máy nào?
HS: Theo dõi
- Nhà máy hoá chất Việt Trì, nhà máy Bãi Bằng
2. Điều chế clo trong công nghiệp:
2NaCl + H2O à 2NaOH + Cl2 + H2
=> Điện phân có màng ngăn dd NaCl bão hoà
4. Củng cố: (5p)
Chọn câu hỏi đúng nhất:
 1. Những cặp chất nào sau đây dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm:
a. HCl, MnCl2 	b. HCl, MnO2 	c. HCl, KMnO4 	d. câu b, c đúng
 2. Điều chế clo trong công nghiệp người ta dùng phương pháp nào sau đây:
a. Cho KMnO4 + dd HCl
b. MnO2 + dd HCl
c. Điện phân có màng ngăn dd NaCl đậm đặt
d. Điện phân dd NaCl không có màng ngăn
 3. Để làm khô khí clo, người ta dẫn khí clo qua bình đựng hoá chất nào sau đây:
a. CaO;	b. H2SO4 (đđ) ;	c. NaOH ; 	d. Cả a và b
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2p)
- Làm bài tập 7, 8, 9 SGK
- Xem trước bài cacbon: các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí quan trọng của cacbon, tính chất hoá học của cacbon
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 	
GV:
HS:. 
Châu Thới, ngày...tháng...năm 2018
TRÌNH DUYỆT TUẦN 16

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_khoi_9_tuan_16_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc