Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức: Hiểu được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.

2. Kỹ năng

- Biết vẽ hình tứ giác và gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.

- Vận dụng định lý về tổng các góc của một tứ giác để tính số đo góc.

3. Thái độ: Tích cực, cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ: 

*Thầy: Bảng phụ, thước.

*Trò: Thước kẻ.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút) ………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

Tb: Định nghĩa tam giác. Phát biểu định lý về tổng các góc trong một tam giác

- Giáo viên giới thiệu chương I 

3. Nội  dung bài mới:     

doc 4 trang Khánh Hội 17/05/2023 1360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 09/08/2018 
Tuần 1	CHƯƠNG I: TỨ GIÁC
	Tiết 1. §1. TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hiểu được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
2. Kỹ năng: 
- Biết vẽ hình tứ giác và gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
- Vận dụng định lý về tổng các góc của một tứ giác để tính số đo góc.
3. Thái độ: Tích cực, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ: 
*Thầy: Bảng phụ, thước.
*Trò: Thước kẻ.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Tb: Định nghĩa tam giác. Phát biểu định lý về tổng các góc trong một tam giác
- Giáo viên giới thiệu chương I 
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Định nghĩa (23 phút)
·M MMM
·P
·Q
A
B
C
D
Hình 2
- Các hình vẽ trong Hình 1 có đặc điểm gì chung?
- GV chốt lại 2 điểm chung
+ Gồm 4 đoạn “khép kín”.
+ Bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
=> Khẳng định đây là tứ giác 
Tb-Y: 
- Thế nào là tứ giác? Xác định các đỉnh, cạnh của tứ giác
- GV củng cố lại định nghĩa và các yếu tố của tứ giác.
HSK: Hình 2 có gọi là tứ giác hay không? Vì sao?
- YCHS làm ?1
Gợi ý: lấy thước làm bờ
- GV khẳng định tứ giác H1a là tứ giác lồi.
Tb-Y: Thế nào là tứ giác lồi? 
- GV nêu phần chú ý
- YC từng HS làm ?2
- GV củng cố lại các khái niệm liên quan đến tứ giác.
- HS quan sát hình 1 và trả lời theo YC của GV
(hình1abc là tứ giác)
- Vài HS nêu định nghĩa và xác định cạnh, góc đỉnh của tứ giác.
- HS căn cứ định nghĩa thảo luận và trả lời
- Cá nhân trả lời: hình 1a 
- HS nêu định nghĩa tứ giác lồi.
- Từng HS ghi nhớ
- Lớp nhận xét
I. ĐỊNH NGHĨA
Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Tứ giác lồi (SGK).
D
A
B
CC
- Tứ giác : ABCD. 
- Các đỉnh : A, B, C, D, 
- Các cạnh : AB, BC, CD, DA
Chú ý (SGK)
- Hai đỉnh kề nhau: A và B, B và C, ...
- Hai đỉnh đối nhau: A và C, B và D
- Đường chéo: AC và BD
- Hai cạnh kề nhau: AB và BC, AB và AD, ...
- Hai cạnh đối nhau: AB và CD, AD và BC
- Góc: 
- Hai góc đối: 
- Điểm nằm trong tứ giác M, P
- Điểm nằm ngoài tứ giác Q, N
Hoạt động 2: Tổng các góc của một tứ giác (8 phút)
YCHS làm ?3
Y-K: Tổng 3 góc của một tam giác bằng bao nhiêu độ?
ĐVĐ: Tổng các góc của một tứ giác bằng bao nhiêu độ?
HSK: Vận dụng định lý nào làm sáng tỏ vấn đề này? Nêu cách chứng minh? 
Tb-K: Hãy vẽ đường chéo (AC) của tứ giác ABCD. Ta rút ra kết luận gì về góc của tam giác, góc của tứ giác.
- Hãy phát biểu tính chất về góc của tứ giác
- Vài HS trả lời
- HS thảo luận để tính tổng các góc của tứ giác 
- Cá nhân trả lời.
- Lớp nhận xét.
II. TỔNG CÁC GÓC CỦA MỘT TỨ GIÁC
Định lý (sgk)
Tứ giác ABCD
4. Củng cố: (8 phút)
Y-K: Vẽ tứ giác lồi, xác định các yếu tố và tính chất về góc của nó
Tb-K: BT 1: H5 a. 500 , b. 900 , c. 1150 , d. 750
 H.6 a. X = 1000 , b. x = 360 
 - BT 2 a. b. , c. , d. 
 - Đọc có thể em chưa biết?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- BT 2bc, 3(sgk)
Hướng dẫn: BT3- xem lại phương pháp chứng minh đường trung trực của đoạn thẳng , 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 09/08/2018 
Tuần 1	 Tiết 2. § 2. HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết định nghĩa hình thang, hình thang vuông.
- Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông
2. Kỹ năng: 
- Vẽ được hình thang, hình thang vuông
- Tính được số đo các góc của hình thang, của hình thang vuông.
- Sử dụng được dụng cụ để kiểm tra một tứ giác là hình thang 
- Vận dụng định nghĩa hình thang và các kiến thức đã học vào chứng minh.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, tích cực
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: Tấm bìa H.Thang, thước kẻ, eke, bảng phụ
*Trò: Thước thẳng.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)  
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Tb-Y: Vẽ hình tứ giác rồi xác định đỉnh, cạnh đối, góc đối, đường chéo của tứ giác đó
Tb: Phát biểu định lý về tổng các góc của tứ giác
Đặt vấn đề: Tứ giác ABCD (hình 13), hai cạnh AB và CD có gì đặc biệt? Tại sao?
(AB // CD, vì có cặp góc trong cùng phía và bù nhau)
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Định nghĩa (22 phút)
GV: Tứ giác ABCD gọi là hình thang. 
Tb-Y: Thế nào là hình thang.
- GV giới thiệu cạnh đáy, cạnh bên, đáy lớn, đáy nhỏ, đường cao.
- GV treo H15, YCHS làm ?1
(có căn cứ cho từng kết luận)
Y-K: phát hiện ra được các hình thang
HSK: giải thích
- GV vẽ H.16 YCHS làm ?2a 
*Gợi ý 
HSK: Nhắc lại phương pháp c/m 2 đoạn thẳng bằng nhau
Gợi ý: Nối A với C, thảo luận và trình bày chứng minh?
- GV tiếp tục hướng dẫn HS làm ?2b tương tự ?2a 
HSK: Qua ?2 ta rút ra được nhận xét gì? Trường hợp
- Hình thang có thêm 2 cạnh bên song song
- Hình thang có thêm 2 cạnh đáy bằng nhau
- HS nêu định nghĩa hình thang
- Từng học sinh quan sát bảng phụ hình 15 trang 69.
a/ Tứ giác ABCD là hình thang vì AD // BC; tứ giác EFGH là hình thang vì có GF // EH; Tứ giác INKM không là hình thang vì IN không song song MK và IM không song song với NK.
b/ Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau (chúng là hai góc trong cùng phía tạo bởi hai đường thẳng song song với một cát tuyến)
- Hoạt động nhóm chứng minh ?2a
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Tương tự
- Cá nhân trả lời
I. ĐỊNH NGHĨA 
Định nghĩa (SGK)
ABCD là hình thang 
Nhận xét: Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau.
Nhận xét:
- Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
- Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau.
Hoạt động 2: Hình thang vuông (5 phút)
A
B
C
D
Tb: Xem hình 14 trang 69 cho biết tứ giác ABCH có phải là hình thang không? Vì sao:
HSK: Hình thang này có gì đặc biệt?
GV thông báo đây hình thang vuông
Tb: Thế nào là hình thang vuông?
- Vẽ hình và tóm tắt
- Vài HS trả lời (dùng eke kiểm tra)
- Lớp nhận xét.
II. HÌNH THANG VUÔNG
Định nghĩa: SGK
ABCD là hình thang 
và 
 4. Củng cố: (8 phút)
Y-K: Vẽ hình thang ABCD. 
Tb-K: Kiểm tra xem đây vẽ hình thang chính xác hay chưa. (Gợi ý quan sát H.19 để trả lời)
- Có một tấm bìa, muốn kiểm tra xem đây có phải là hình thang không, ta làm như thế nào?
- BT 7 ta có ABCD là hình thang (AB//CD) 
a) hay => .hay => 
b) Vì AB // CD , (đồng vị ). Vì AB // CD , (so le trong) 
- BT 2 a. b. , c. , d. 
 - Đọc có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- BT 7c, 8, 9 (SGK)
 Hướng dẫn: 
- BT7c: Tương tự BT 7ab
- BT 8: vận dụng các góc liên quan đến đường thẳng song song
- HSK: BT 9-Dựa vào định nghĩa đường phân giác và tính chất về các góc của tam giác cân để chứng minh
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 1
Ngày .
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_1_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tu.doc