Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo.
- Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
- Tích hợp NGLL: chủ điểm tháng 11,12.
2- Kĩ năng:
Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thây, cô giáo trong cuộc sống hằng ngay.
3- Thái độ:
Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
- Nêu biểu hiện của lòng yêu thương con người?
- Ý nghĩa của lòng yêu thương con người đối với cá nhân và xã hội?
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 18-09-2017 Tiết dạy: 7 Tuần dạy: 7 Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo. - Nêu được một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo. - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. - Tích hợp NGLL: chủ điểm tháng 11,12. 2- Kĩ năng: Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thây, cô giáo trong cuộc sống hằng ngay. 3- Thái độ: Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. II. Chuẩn bị: - Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. - Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp:(1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) - Nêu biểu hiện của lòng yêu thương con người? - Ý nghĩa của lòng yêu thương con người đối với cá nhân và xã hội? 3. Nội dung bài mới: (32p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Thảo luận truyện đọc. (8p) - Gọi HS đọc truyện trong SGK? - GV nhận xét. - Gọi HS đọc chú thích. - Cho HS thảo luận câu hỏi. - Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện sự kính trọng và biết ơn của những người học sinh cũ đối với thầy Bình. - Những kỉ niệm thầy trò nói lên điều gì? - Cho HS liên hệ: Nói lên tình cảm, lòng biết ơn của mỗi em đối với thầy cô giáo ở Tieur học. - GV nhấn mạnh về nội dung truyện. - Đọc . - Nghe. - Đọc. - Thảo luận nhóm. + Mọi người chạy đến vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết. . Tặng thầy những đoá hoa tươi thắm. + Bày tỏ lòng biết ơn và báo cáo với thầy về những công việc của mỗi người. - Nêu ý kiến. - Nêu tình cảm. - Nghe. 1. Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 17p). - Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? - Thảo luận: nêu vài biểu hiện của tôn sư trọng đạo. - Tích hợp NGLL tháng 10: Em sẽ làm gì để thầy cô vui lòng về kết quả học tập? - Tích hợp NGLL tháng 11: Là học sinh em làm gì để thể hiện tôn sư trọng đạo? - Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa gì đối với bản thân và XH? - Tại sao chúng ta phải tôn sư trọng đạo? - Tìm ca dao, tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo - Em sẽ làm gì để thể hiện thái độ của mình đối với thầy cô? - Nêu ý kiến. - Thảo luận: Lễ độ, vâng lời thầy cô, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh. Biết làm vui lòng thầy cô và cha mẹ. - Chăm ngoan học giỏi. Thăm hỏi thầy cô giáo cũ. - Nêu ý kiến. - Đó là truyền thống trọng thầy của dân tộc ta. - Không thầy đố mày làm nên. - Coi trọng những điều thầy cô dạy bảo,, chú tâm rèn luyện theo những lời dạy bảo đó; luôn nghĩ về công lao thầy cô, mong muốn đền đáp công lao đó. 2. Nội dung bài học. 1. Khái niệm: - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. - Coi trọng và làm theo những điều thầy dạy. - Có những hành động đền đáp công lao của thầy cô giáo. 2. Một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo: - Cư xử có lễ độ, vâng lời thầy cô giáo; - Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, làm cho thầy cô vui lòng; - Nhớ ơn thầy cô cả khi không còn học với thầy cô đó nữa; - Quan tâm thăm hỏi thầy cô; - Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. 3. Ý nghĩa: - Đối với bản thân: Giúp cho mỗi học sinh tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và XH. - Đối với XH: Giúp thầy cô làm tốt trách nhiệm của mình. - Tôn sư trọng đạo là một truyền thống của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát huy. Hoạt động 3: HD HS làm Bài tập. (7p) - Gv ghi nội dung 4 tình huống lên bảng. - Gv yêu cầu học sinh chọn hành vi thể hiện sự tôn sư trọng đạo. - Cho HS thi giữa các tổ làm câu b: Tìm ca dao, tục ngữ. - Quan sát nội dung bài tập a. - Chọn câu (1)-(3). - Thi ai nhanh hơn: Tìm ca dao, tục ngữ. 3. Bài tập. a. Hành vi thể hiện sự tôn sư trọng đạo câu 1,3. c. Tục ngữ ca dao nói về tôn sư trọng đạo: (1) Không thầy đố mày làm nên. (4) Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy. (5) Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. 4. Củng cố: (3p) - Thế nào là tôn sư trọng đạo? - Nêu biểu hiện của tôn sư trọng đạo? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): - Học bài; làm bài tập. - Chuẩn bị bài: Đoàn kết, tương trợ. IV.Rút kinh nghiệm. GV:........................................................................................................................................................ HS:..................... Ký duyệt của Tổ trưởng:
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_6_ton_su_trong_dao_nam_h.doc