Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1. Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?

    Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiên một cách đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.

Câu 2. Biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch:

Ví dụ : bạn A thực hiện đúng giờ học buổi tối theo kế hoạch, mặc dù hôm nay có phim hay; bạn Bđều đặn giúp mẹ nấu cơm chiều, mặc dù có bạn đến rủ đi chơi; bạn Ctự đặt lịch làm việc trong ngày, trong tuần và cố gắng thực hiện đúng lịch…

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
ĐỀ CƯƠNG GDCD 7 TỪ TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 27 (2019-2020)
Câu 1. Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
 Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiên một cách đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
Câu 2. Biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch:
Ví dụ : bạn A thực hiện đúng giờ học buổi tối theo kế hoạch, mặc dù hôm nay có phim hay; bạn Bđều đặn giúp mẹ nấu cơm chiều, mặc dù có bạn đến rủ đi chơi; bạn Ctự đặt lịch làm việc trong ngày, trong tuần và cố gắng thực hiện đúng lịch
Câu 3. Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch?
Làm việc có kế hoạch sẽ giúp ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả cao.
 Câu 4. Nêu các quyền của trẻ em?
- Quyền được bảovệ: khai sinh và nhập quốc tịch; tôn trọng; bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
- Quyền được chăm sóc: trẻ được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ; được sống chung với cha mẹ...
- Quyền được giáo dục: trẻ em có quyền được học tập và dạy dỗ, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá , thể thao.
 Câu 5. Bổn phận của trẻ em là gì?
- Đối với gia đình: yêu quí, kính trọng, hiếu thảo ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình làm những công việc vừa sức.
- Đối với nhà trường: chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết bạn bè.
- Đối với xã hội: sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tôn trọng giữ gìn bản sắc dân tộc; yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Câu 6. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội đối với trẻ em như thế nào?
- Cha mẹ phải bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt để bảo vệ quyền của trẻ em, có trách nhiệm, chăm sóc và giáo dục các em trở thành người công dân tốt, có ích cho đất nước.
Câu 7. Môi trường là gì?
 Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người. Có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Câu 8. Tài nguyên thiên nhiên là gì?
 Là những nguồn của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên.
Câu 9. Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì?
 Như rừng cây, đồi núi, khói bụi, thực vật, nước, khoáng sản
Câu 10. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường là gì?
 Do tác động tiêu cực của con người.
Câu 11. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với con người như thế nào? 
 Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại. Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
Câu 12. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào?
 Có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. Giúp ta phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Câu 13. Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ta phải làm gì?
 Ta phải giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường.
Câu 14. Di sản văn hóa là gì ?
- Di sản văn hoá bao gồm: Di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống
- Di sản văn hoá vật thể bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 15. Ý nghĩa của di sản văn hóa
 - Đối với sự phát triển nền văn hóa Việt Nam: Là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong việc tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm để phát triển văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
- Đối với thế giới: Đóng góp vào di sản văn hóa thế giới.
Câu 16. Những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá là gì?
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi: chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
Câu 17. Tình huống:
 Hà tự lập cho mình bảng kế hoạch làm việc hằng tuần, hằng ngày, trong đó ấn định chi tiết thời giờ học ở trường, thời giờ học ở nhà, thời giờ làm những việc nhỏ giúp bố mẹ, thời giờ xem ti vi, thời giờ nghỉ ngơi. Thời gian đầu, Hà rất thích thú bảng kế hoạch này nên đã làm đúng với thời gian biểu đề ra. Nhưng rồi dần dần Hà cảm thấy gò bó nên đã tự ý thay đổi thời giờ làm việc khác với kế hoạch đã được đề ra. Mẹ đã nhắc mấy lần nhưng Hà cho rằng kế hoạch hay không kế hoạch thì cũng thế, làm việc ngoài kế hoạch cảm thấy thoải mái hơn
Câu hỏi:
1/ Em cho biết nhận xét của mình về ưiệc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của Hà.
2/ Em có cho rằng, người làm việc theo kế hoạch sẽ thu được kết quả tốt không?
Lời giải:
Hà là người biết lên kế hoạch, đó là việc làm tốt, đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ lên kế hoạch mà không thực hiện thì chỉ là kế hoạch suông, mọi thứ sẽ không thực hiện đầy đủ được.
Câu18 . Tình huống:
 Bản tính thông minh, chăm chí, nhưng vì nhà nghèo quá nên mới học hết lớp 6 Hoà đã phải nghĩ đến chuyện thôi học, ở nhà lao động để kiếm sống. Nhưng rồi, được cô giáo và một số bạn bè ở lớp khuyên nhủ, Hoà đã bỏ ý định thôi học. VI có lòng quyết tâm, với tính chăm chí được rèn luyện từ nhỏ, Hoà đã vừa đi học vừa lao động phụ giúp bố mẹ. Hoà không những không phải bỏ học, mà còn trở thành học sinh giỏi của lớp 7A.
Câu hỏi :
1/ Hoà đã thực hiện tốt quyền và bổn phận gì của trẻ em?
2/ Em có thể học tập được điều gì ở bạn Hoà?
Lời giải:
1/ Hoà đã thực hiện tốt quyền được học tập của trẻ em và bổn phận giúp đỡ bố mẹ.
2/ Em học tập ở Hòa đức tính biết giúp đỡ gia đình và cố gắng học tập tốt hơn nữa để không phụ lòng của cha mẹ.
Câu 19 . Tình huống:
 Gần nhà Hưng có gia đình ông T chuyên buôn bán động vật rừng hoang dã, quý hiếm vào ban đêm. Người ta chở đến và đem đi đã bao nhiêu lần rồi. Cả bố mẹ Hưng cũng biết. Đã mấy lần Hưng định báo cho các chú kiểm lâm, nhưng rồi lại thôi. Bố mẹ cũng khuyên Hưng không nên nói với ai. Thế nhưng, Hưng cứ day dứt không yên : Liệu mình làm ngơ như thế có được không ?
Câu hỏi:
1/ Theo em, cách xử sự của Hưng và bố mẹ Hưng như vậy có vi phạm pháp luật không ? Vì sao ?
2/ Nếu ở vào trường họp như thế, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
Lời giải:
1/ Hưng và bố mẹ không báo cho cơ quan kiểm lâm hoặc Ưỷ nhân dân xã nên cách xử sự như vậy là sai.
2/ Nếu là em, em sẽ báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và xử lí hành vi đó.
Câu 20 . Tình huống:
 Khi đào móng để làm nhà mình, ông An tìm thấy một bộ ấm chén cổ rất đẹp. Ông rửa sạch sẽ bộ ấm chén và cất vào trong buồng nhà mình. Biết tin, ông Phó Chủ tịch phụ trách văn xã đến hỏi chuyện và yêu cầu ông An giao bộ ấm chén này cho xã để nộp lên huyện. Ông An nhất định không nộp vì cho rằng, bộ ấm chén cổ này được tìm thấy trong vườn nhà ông thì nó là tài sản của gia đình ông, không ai có quyền xâm phạm tới.
Câu hỏi:
1/ Ông An có nghĩa vụ phải nộp bộ ấm chén cổ cho ? Ủy ban nhản dãn xã không? Vì sao?
2/ Nếu không nộp thì ông An có vi phạm pháp luật không ?
Lời giải:
1/ Tuy bộ ấm chén cổ được đào và tìm thấy trong vườn nhà ông An nhưng ông An không có quyền cất giữ mà phải giao nộp ngay cho Uỷ ban nhân dân xã.
2/ Không nộp là vi phạm pháp luật.
---Hết---

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_tuan_20_den_27_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_n.doc