Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 7 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1. Thế nào là tình bạn?

    Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, hoặc có chung xu hướng hành động, có cùng lý tưởng sống. 

Câu 2. Biểu hiện của tình bạn trong sang lành mạnh?

     Phù hợp nhau về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy, có trách nhiệm, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn…

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 7 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 7 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập Tuần 20 đến 27 môn Giáo dục công dân Lớp 7 (VNEN) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
ĐỀ CƯƠNG GDCD 7 VNEN TỪ TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 27 (2019-2020)
Câu 1. Thế nào là tình bạn?
 Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, hoặc có chung xu hướng hành động, có cùng lý tưởng sống. 
Câu 2. Biểu hiện của tình bạn trong sang lành mạnh?
 Phù hợp nhau về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy, có trách nhiệm, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn
Câu 3. Ý nghĩa của tình bạn trong sang lành mạnh?
 Giúp con người thấy ấm áp, tự tin hơn, yêu con người và cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện bản thân để sống tốt hơn, xứng đáng với bạn bè hơn.
Câu 4. Gia đình văn hoá là gì?
 Gia đình vă hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
Câu 5 Đặc điểm của gia đình văn hoá là gì?
- Sống lành mạnh vui vẻ.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.Chăm ngoan học giỏi. Giúp đỡ cha mẹ, sống giản dị.
Câu 6. Gia đình văn hoá có ý nghĩa gì? 
 Gia đình hạnh phúc, xã hội bình yên. Niềm mong muốn của mỗi gia đình.
Câu 7. Quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là gì?
- Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: quyền chiếm hữu, quyề sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
- Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.
Câu 8. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân như thế nào?
- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân.
- Quy định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.
+ Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
Câu 9. Tình huống: 
 Nhà Thuỷ nghèo, hằng ngày Thuỷ phải mặc bộ quần áo duy nhất tới trường, đôi khi quần áo không được phẳng phiu hoặc trên quần áo có vết bẩn. Một số bạn trong lớp hay nói ra nói vào, trêu chọc Thuỷ, nào là : “Nhà cậu bán đồng nát à ?” hoặc “Sao lại mặc quần áo ngủ đi học thế kia ?”. Nhiều lần Thuỷ đã phải rơm rớm nước mắt tủi thân vì sự thiệt thòi của mình lại bị các bạn đem ra làm trò cười.
Câu hỏi:
1/ Em hãy nhận xét cách cư xử với bạn bè của một số bạn ở lớp Thuỷ.
2/ Theo em, cách cư xử ấy có hại gì ?
3/ Em hãy tìm lời góp ý cho những bạn đó và cho Thuỷ.
Lời giải:
1/ Cách cư xử đó thể hiện sự phân biệt đối xử, trọng sang kinh bạn.
2/ Cách cư xử đó, vừa thể hiện mình thiếu thông cảm, vừa làm bạn tự ti mặc cảm về mình.
3/ Em sẽ khuyên các bạn đó quan tâm, động viên Thủy. Còn về phía Thủy, em sẽ khuyên bạn mặc đồng phục khi đ học, càng phải cố gắng học tập thật tốt.
Câu 10. Tình huống: 
Nhóm bạn của Hoan có 7 bạn cả nam lẫn nữ, cùng chơi với nhau từ hồi lớp 7. Các bạn trong nhóm rất quan tâm đến nhau, có gì cũng chia sẻ, không có sự phân biệt đối xử nên rất vui và thoải mái. Ngoài giờ học, thỉnh thoảng các bạn rủ nhau ra công viên, đi thăm các danh lam thắng cảnh... Hoan rất quý và tin các bạn. Em cũng tự hào về tình bạn của mình.
Câu hỏi:
Vì sao Hoan tự hào về tình bạn của mình ?
Lời giải:
Hoan tự hào về tình bạn của mình vì đó là tình bạn trong sáng, lành mạnh. Các bạn không toan tính, không vụ lợi, mà vô tư, lành mạnh.
Câu 11. Tình huống: 
Nhiều lần sang nhà Tú chơi, Hồng thấy Tú đang làm việc nhà, khi thì băm bèo, cho lợn ăn, khi thì cọ rửa nồi soong, quét sân... Hồng nói với Tú : “Chúng mình là học sinh, nhiệm vụ của chúng mình là học cho giỏi ; học xong, chúng mình phải vui chơi cho khoẻ chứ, việc gì phải làm nhiều như cậu !”.
Câu hỏi :
1/Em có tán thành ý kiến của Hồng không? Vì sao ?
2/ Em sẽ góp ý cho Hồng như thế nào ?
Lời giải:
1/ Em không đồng ý với Hồng vì con cái ngoài việc học tập cũng phải lao động giúp đỡ cha mẹ để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
2/ Em sẽ khuyên Hồng không nên suy nghĩ như vậy. Sau đó, khuyên Hồng nên biết cách giúp đỡ bố mẹ, san sẻ vất vả, công việc với bố mẹ.
Câu 12. Tình huống: 
 Thuỷ là con út trong một gia đình công nhân, có cuộc sống tương đối ổn định. Tuy nhiên Thuỷ không bằng lòng với cuộc sống hiện tại của gia đình, thèm khát cuộc sống giàu có, nhà cao cửa rộng, đồ đạc sang trọng, quần áo đúng mốt và chê bố mẹ là nghèo khổ, cổ lỗ. Thuỷ hay so sánh nhà mình với nhà các bạn giàu có trong lớp và ca tụng sự giàu sang của gia đình các bạn đó ngay trước mặt cha mẹ làm cha mẹ Thuỷ rất buồn.
Câu hỏi :
1/ Em có tán thành suy nghĩ và hành vi của Thuỷ không ? Vì sao?
2/ Nếu là bạn của Thuỷ, em sẽ góp ý cho Thuỷ như thế nào ?
Lời giải:
1/ Em không đồng tình với suy nghĩ và hành vi của Thủy. Bởi vì, Thủy suy nghĩ như vậy là phụ bạc và bất hiếu với cha mẹ. Thủy nên hài lòng với cuộc sống hiện tại và cố gắng giúp đỡ bố mẹ.
2/ Nếu em là bạn bè của Thủy, em sẽ khuyên Thủy nên suy nghĩ tích cực hơn, biết cách giúp đỡ bố mẹ để gia đình được tốt hơn.
Câu 13. Tình huống: 
Linh mượn xe đạp của Liên để đi ra thị trấn. Khi mượn, Linh nói sẽ trả lại xe cho Liên sau 3 giờ. Khoảng gần 3 giờ sau, Linh vể đến gần nhà thì gặp Hằng và Hằng đã hỏi mượn chiếc xe này. Linh ngập ngừng, vì chiếc xe này không phải của mình, liệu mình có quyền cho mượn lại không? Thấy Linh do dự, Hằng nói: Cậu đã mượn xe của Liên thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ; pháp luật cũng quy định vậy mà!
Câu hỏi:
1/ Trong trường hợp này Linh có quyền quyết định (quyền định đoạt) cho Hằng mượn xe của Liên không?
2/ Theo em, khi mượn xe của Liên, Linh có quyền và nghĩa vụ gì?
Lời giải:
1/ Linh không phải là chủ sở hữu của chiếc xe đạp này nên chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền cho người khác mượn.
2/ Linh có quyền trả xe đúng thời hạn, giữ gìn và bảo quản xe, trả đúng người.
Câu 14. Tình huống: 
 Tài và Định đang đi xe đạp trên đường bỗng nhìn thấy một chiếc ví của ai đó đánh rơi. Hai bạn nhặt lên, mở ra xem thấy trong đó có 700.000 đồng và một số giấy tờ khác.
- Tài bảo Định : “Chúng mình nên mang ví đến đồn công an để trả lại cho người mất”.
- Định nói: “Chúng mình nhặt được ví người ta đánh rơi chứ có lấy cắp đâu. Theo tớ, cứ lấy hết số tiền này, còn ví thì trả lại nguyên chỗ cũ”.
Câu hỏi:
1/ Tài và Định có quyền lấy tiền trong ví đó không? Vì sao?
2/ Em sẽ xử sự thế nào nếu gặp trường hợp tương tự?
Lời giải:
1/ Cả số tiền và ví đều không phải của Tài và Định nên hai bạn không có quyền sử dụng nó.
2/ Nếu gặp trường hợp giống hai bạn, em sẽ tìm cách liên hệ để trả lại cho người bị mất.
Câu 15. Hiến pháp là gì?
 Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác được xây dựng ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Câu 16. Nội dung của hiến pháp qui định những gì?
 Nội dung Hiến pháp qui định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
Câu 17. Pháp luật là gì?
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
 Câu 18. Đặc điểm của pháp luật là gì?
a. Tính quy phạm phổ biến: 
- Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
b. Tính xác định chặt chẽ:
- Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
c. Tính bắt buộc (tính cưỡng chế)
- Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.
Câu 19. Bản chất pháp luật Việt Nam là gì? 
Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội 
(chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục... ).
Câu 20. Vai trò của pháp luật Việt Nam là gì?
 - Là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Là phường tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. 
Câu 21. Trách nhiệm của công dân như thế nào trong việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội, giữ bí mật quốc gia, chấp hành những nguyên tắc sinh hoạt công cộng. 
Hết

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_tuan_20_den_27_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_v.doc