Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 4: Đạo đức và kỉ luật (Đọc thêm) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Nêu được thế nào là đạo đức, thế nào là kỉ luật và mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật.
- Hiểu được ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật.
-TH GDQP – AN: Nêu một số tấm gương tận tụy, hi sinh lợi ích cá nhân tất cả vì lợi ích tập thể.
2- Kĩ năng:
Biết đánh giá hành vi, việc làm của bản thân và của người khác trong một số tình huống có liên quan đến đạo đức và kỉ luật.
3- Thái độ:
Ủng hộ những hành vi, việc làm tôn trọng kỉ luật và có đạo đức; phê phán những hành vi, việc làm phạm kỉ luật, vi phạm đạo đức.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
- Thế nào là tự trọng? Nêu biểu hiện về lòng tự trọng của em?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 4: Đạo đức và kỉ luật (Đọc thêm) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 28-08-2017 Tiết dạy: 4 Tuần dạy: 4 Bài 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT (Đọc thêm) I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Nêu được thế nào là đạo đức, thế nào là kỉ luật và mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. - Hiểu được ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật. -TH GDQP – AN: Nêu một số tấm gương tận tụy, hi sinh lợi ích cá nhân tất cả vì lợi ích tập thể. 2- Kĩ năng: Biết đánh giá hành vi, việc làm của bản thân và của người khác trong một số tình huống có liên quan đến đạo đức và kỉ luật. 3- Thái độ: Ủng hộ những hành vi, việc làm tôn trọng kỉ luật và có đạo đức; phê phán những hành vi, việc làm phạm kỉ luật, vi phạm đạo đức. II. Chuẩn bị: - Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. - Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp:(1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) - Thế nào là tự trọng? Nêu biểu hiện về lòng tự trọng của em? - Tự trọng có ý nghĩa gì? Nêu câu tục ngữ thể hiện lòng tự trọng. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Thảo luận truyện đọc. (8p) - Gọi HS đọc truyện trong SGK? - GV nhận xét. - Gọi HS đọc chú thích. - Cho HS thảo luận các câu hỏi. - Tìm chi tiết chứng tỏ Hùng là người có tính kỉ luật cao? - Việc làm nào chứng tỏ Hùng biết chăm lo đến người khác và có trách nhiệm? - Theo em Hùng là người như thế nào? - Đọc . - Nghe. - Đọc. - Thảo luận nhóm. - Thực hiện an toàn lao động, đã qua huấn luyện quy trình kĩ thuật, không đi muộn về sớm, khi hạ cây phải khảo sát trước; khi có cây đổ, làm việc suốt đêm. - Giúp đỡ đồng nghiệp - Nhận việc khó khăn. - Học sinh trao đổi => kết luận. - Nêu ý kiến. 1. Truyện đọc: Một tấm gương tận tụy vì việc chung => Nguyễn Phi Hùng là người có tinh thần trách nhiệm cao, có tính kỉ luật và biết quan tâm đến người khác. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 17p). - Thế nào là đạo đức và kỉ luật? - GV nhấn mạnh. - Theo em, đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? - Nêu việc làm của em cũng như của bạn về đạo đức và kỉ luật. - Thảo luận: Đạo đức và ý kỉ luật có ý nghĩa gì? - Thái độ của em ntn với những hành vi tôn trọng và vi phạm kỉ luật và đạo đức? - Trình bày như SGK. - Theo dõi. - Nêu mối quan hệ. - Lấy VD: tôn trọng nội quy nhà trường, chăm chỉ học hành, làm vui lòng thầy cô giáo, tích cực tham gia các hoạt động của lớp của trường, ... - Thảo luận. - Ủng hộ; Phê phán: lười học, vô kỉ luật (trốn học, phá hoại tài sản nhà trường...), gây mất đoàn kết trong tập thể. 2. Nội dung bài học: a. Khái niệm: - Đạo đức: SGK. - Kỉ luật: SGK. b. Quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: - Người sống có đạo đức là người biết tuân thủ kỉ luật. - Người chấp hành tốt kỉ luật là người sống có đạo đức. c. Ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật: - Giúp con người định hướng đúng đắn trong cuộc sống và phát triển lành mạnh; cảm thấy thoải mái, được mọi người tôn trọng, quý mến. - Là nền tảng của XH, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của XH. Hoạt động 3: HD HS làm Bài tập. (7p) - HD hs chọn hành vi - Học sinh nêu một số hành vi thiếu kỉ luật. - Cho hs đọc bài tập c. - HD hs thảo luận nhóm -> nêu ý kiến, cách giải quyết vấn đề Học sinh thảo luận nhóm -> chọn hành vi vừa biểu hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật - Lấy VD thực tế -> nêu tác hại - Đọc. Học sinh thảo luận => trả lời. 3. Bài tập. a. Chọn hành vi vừa biểu hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật: (1,3,4,5,6,7). b. Nêu biểu hiện thiếu tính kỉ luật -> tác hại VD: Mất trật tự trong giờ học -> lớp ồn, các bạn khác không nghe thầy cô giảng bài được, bản thân không hiểu bài do không chú ý.. c. - Ý kiến trên là sai vì Tuấn nghỉ là để giúp bố mẹ vầ có báo cáo. - Đề xuất: + Quyên góp + Cùng làm với Tuấn nếu việc làm đó làm được. + Bàn với giáo viên nhờ nhà trường, địa phương giúp đỡ bạn. 4. Củng cố: (3p) - Thế nào là đạo đức, thế nào là kỉ luật? - Nêu ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): - Học bài, làm bài tập d. - Chuẩn bị bài 5: Yêu thương con người. IV.Rút kinh nghiệm. GV:........................................................................................................................................................ HS:..................... Ký duyệt của Tổ trưởng:
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_4_dao_duc_va_ki_luat_do.doc