Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 3: Tự trọng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tự trọng.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng caao phẩm giá con người.
2- Kĩ năng:
- Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.
- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
3- Thái độ:
Tự trọng; không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
- Thế nào là trung thực? Nêu biểu hiện về tính trung thực của em?
- Trung thực có ý nghĩa gì đối với bản thân và xã hội?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 3: Tự trọng - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 22-08-2017 Tiết dạy: 3 Tuần dạy: 3 Bài 3: TỰ TRỌNG I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tự trọng. - Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng. - Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng caao phẩm giá con người. 2- Kĩ năng: - Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ. - Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng. 3- Thái độ: Tự trọng; không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng. II. Chuẩn bị: - Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. - Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp:(1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) - Thế nào là trung thực? Nêu biểu hiện về tính trung thực của em? - Trung thực có ý nghĩa gì đối với bản thân và xã hội? 3. Nội dung bài mới (32p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Thảo luận truyện đọc. (8p) - Gọi HS đọc truyện trong SGK? - GV nhận xét. - Gọi HS đọc chú thích. - Cho HS thảo luận các câu hỏi. - Vì sao Rô- be lại nhờ em mình là Sác-lây đến trả lại tiền cho người mua diêm- tác giả của câu chuyện? - Việc làm đó thể hiện Rô-bi biết tự trọng mình “ Đói cho sạch , rách cho thơm ”. - Hành động của Rô-be đã tác động thế nào đến tình cảm của tác giả? Vì sao? - GV nhấn mạnh ND của truyện. - Đọc . - Nghe. - Đọc. - Thảo luận nhóm. - Rô- be bị xe chẹt không đi được và muốn giữ lời hứa với người mua diêm. - Nghe. - Tạo được niềm tin yêu và kính trọng của tác giả. - Nghe. 1. Truyện đọc: Một tâm hồn cao thượng. -> Rô- be là một em bé có tính tự trọng rất cao. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 17p). - Thế nào là tự trọng? - Thế nào là coi trọng và giữ gìn phẩm giá? - Biểu hiện của lòng tự trọng ntn? - Thảo luận: Là HS, em đã thể hiện tự trọng ntn? - Những việc làm ntn là thiếu tự trọng? - Tự trọng mang lại ý nghĩa gì? - GV nhấn mạnh ND bài học. - Gọi HS đọc ND bài học ở SGK. - Nêu KN. - Nêu ý kiến: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá là coi trọng danh dự, giá trị con người của mình; không làm điều xấu có hại đến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm cũng như lòng thương hại của người khác. - Nêu các biểu hiện. -Thảo luận: Giữ gìn danh dự, thực hiện câu ‘Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Đúng hứa, đúng hẹn”; Trung thực với mọi người và với bản thân; tránh thói xấu, thói gian dối. - Sống bê tha, bừa bãi, làm điều gian lận, mờ ám, không biết ăn năn hối hận, không biết xấu hổ khi làm điều sai. - Nêu ý nghĩa. - Nghe. - Đọc. 2. Nội dung bài học: a. Tự trong: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm giá, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. b. Biểu hiện của lòng tự trọng: Biết cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hoá; nếp sống gọn gàng, sạch sẽ; tôn trọng mọi người, biết giữ lời hứa; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai nhắc nhở hoặc chê trách. c. Ý nghĩa: - Giúp con người có nghị lực vượt quan khó để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện. - Tránh những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. - Được mọi người quí trọng. Hoạt động 3: HD HS làm Bài tập. (7p) - Gọi HS đọc a và xác định hành vi thể hiện tính tự trọng. Giải thích. - Cho HS thảo luận các câu b,c,d,đ. - Gọi HS trình bày. - Đọc và trả lời câu a. - Thảo luận. - Trình bày. 3. Bài tập a. Hành vi thể hiện tính tự trọng ở câu(1) và câu(2). 4. Củng cố: (3p) - Thế nào là tự trọng? - Nêu ý nghĩa của tự trọng? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị bài 4: Đạo đức và kỉ luật. IV.Rút kinh nghiệm. GV:........................................................................................................................................................ HS:..................... Ký duyệt của Tổ trưởng:
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_3_tu_trong_nam_hoc_2017.doc