Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 2: Trung thực - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là trung thực.
- Nêu được một số biểu hiện của tính trung thực.
- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.
2- Kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hằng ngày.
3- Thái độ:
Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
- Thế nào là sống giản di? Nêu biểu hiện về lối sống giản dị của em?
- Sống giản dị có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 2: Trung thực - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 15-08-2017 Tiết dạy: 2 Tuần dạy: 2 Bài 2: TRUNG THỰC I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Hiểu được thế nào là trung thực. - Nêu được một số biểu hiện của tính trung thực. - Nêu được ý nghĩa của sống trung thực. 2- Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực. - Trung thực trong học tập và trong những việc làm hằng ngày. 3- Thái độ: Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án. - Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp:(1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) - Thế nào là sống giản di? Nêu biểu hiện về lối sống giản dị của em? - Sống giản dị có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội? 3. Nội dung bài mới (32p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Thảo luận truyện đọc. (8p) - Gọi HS đọc truyện trong SGK? - GV nhận xét. - Gọi HS đọc chú thích. - Cho HS thảo luận các câu hỏi. - Mi-ken- lăng-giơ có thái độ như thế nào với Bra-man-tơ một người vốn kình địch với ông? - VS Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy? - Điều đó chứng tỏ ông là người ntn? - GV nhấn mạnh ND chính của truyện. - Đọc . - Nghe. - Đọc. - Thảo luận nhóm. - Oán hận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông. - Công khái đánh giá cao Bra-man-tơ - Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối khi đánh giá sự việc. - Có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực. - Nghe. 1. Truyện đọc: Sự công minh, chính trực của một nhân tài. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 17p). - Thế nào là trung thực? - Theo em, người trung thực là người ntn? - Em hãy tự NX, đánh giá hành vi của bản thân và người khác về tính trung thực? - Nêu những biểu hiện của tính trung thực? - Nêu VD về biểu hiện của tính trung thực? - Nêu VD về tính trung thực của em trong học tập và trong những việc làm hằng ngày? - Thảo luận: Giản dị có ý nghĩa gì đối với cá nhân và đối với XH. - Thái độ của em ntn đối với người sống trung thực và không trung thực? - GV nhấn mạnh ND và gọi HS đọc ND bài học ở SGK. - Trả lời. - Là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật. - Tự NX. - Biểu hiện qua thái độ, hành động, lời nói; thể hiện trong công việc; trong quan hệ với bản thân và với người khác. - Tự làm bài kiểm tra, không nhìn bài của bạn; nói đúng sự thật mặc dù có thể bị thiệt hại; thẳng thắn phê bình khi bạn có khuyết điểm; trả lại của rơi cho người mất; ... - Không nói dối, không gian lận trong học tập cũng như trong cuộc sống; thẳng thắn, không che giấu khuyết điểm của mình cũng như của bạn. - Thảo luận. - Quý trọng, ủng hộ: đề cao, khen ngợi và bảo vệ.... - Phản đối: phê bình, góp ý, ngăn chặn... - Nghe -> Đọc. 2. Nội dung bài học : a. Trung thực: Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng , thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. b. Biểu hiện của tính trung thực: qua thái độ, hành động, lời nói; trong công việc; trong quan hệ với bản thân và với người khác. d. Ý nghĩa: - Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng. - Đối với XH: Làm lành mạnh các mối quan hệ XH. Hoạt động 3: HD HS làm Bài tập. (7p) - Gọi HS đọc và trả lời câu a. - Cho HS thảo luận câu b,c. - Gọi HS trình bày. - ĐV người HS, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì? - HD HS về nhà làm câu đ. - Đọc và trả lời. - Thảo luận. - HS trình bày. - không nói dối, không gian lận trong học tập cũng như trong cuộc sống; thẳng thắn, không che giấu khuyết điểm của mình cũng như của bạn. - Theo dõi. 3. Bài tập: a- Hành vi trung thưc (4,5,6). b-Hành động của bác sĩ xuất phát từ lòng nhân đạo, luôn mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hi vọng chiến thắng bệnh tật . c- Kể việc làm thể hiện tính trung thực: Thực thà, ngay thẳng đối với thầy cô, bạn bè - Trong học tập không gian dối.- Dũng cảm nhận khuyết điểm khi mắc lỗi. -Đấu tranh, phê bình khi bạn mắc lỗi. 4. Củng cố: (3p) - Thế nào là trung thực? - Qua bài học này, em sẽ làm gì để rèn luyện tính trung thực? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị bài 3: Tự trọng. IV.Rút kinh nghiệm. GV:........................................................................................................................................................ HS:..................... Ký duyệt của Tổ
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_2_trung_thuc_nam_hoc_20.doc