Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Kế tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.

- Nêu một số qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Câu hỏi gợi ý b, d, đ phần Thông tin sự kiện không yêu cầu HS trả lời.

2. Kĩ năng

- Biết phát hiện và báo cho những người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.

- THGDQP – AN : Nêu ví dụ về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

3. Thái độ. 

- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.

- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

doc 3 trang Khánh Hội 20/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 26-02-2018
Tiết: 28
Tuần: 28
Bài 16:
 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Kế tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
- Nêu một số qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Câu hỏi gợi ý b, d, đ phần Thông tin sự kiện không yêu cầu HS trả lời.
2. Kĩ năng
- Biết phát hiện và báo cho những người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
- THGDQP – AN : Nêu ví dụ về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
3. Thái độ. 
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.
- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: SGK, soạn giáo án, chuẩn KTKN.
- Trò: sgk, soạn bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Nội dung bài mới: (38p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Thông tin, sự kiện (15p)
- Gọi hs đọc phần thông tin, sự kiện. 
- Thảo luận nhóm tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Hãy kể tên một số tôn giáo ở nước ta mà em biết?
+ Hãy kể một số biểu hiện của tín ngưỡng?
+ Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng?
- Thế nào là mê tín dị đoan? TS phải chống mê tín dị đoan?
- GV nhấn mạnh ND thông tin, sự kiện: VN là nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, nhiều tôn giáo. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến tôn giáo, có những chủ trương, chính sách thích hợp với tôn giáo.
- Học sinh đọc thông tin, sự kiện SGK.
- Thảo luận trả lời theo câu hỏi:
+ Đạo Phật, đạo Thiên Chúa giáo, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo..
- Thờ thần linh, thượng đế, đức Chúa trời
- Suy nghĩ à trả lời: tín ngưỡng.
- Mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lí trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép, 
- Nghe.
1. Thông tin, sự kiện
Tình hình tôn giáo Việt Nam.
Hoạt động 2 : Nội dung bài học.(23p)
- Qua tìm hiểu trên, em hãy 
cho biết tín ngưỡng là gì?
- Thế nào là tôn giáo?
- Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
- THGDQP: Cho hs giải quyết tình huống: Một cô gái theo đạo Thiên chúa, một chàng trai muốn kết hôn với cô gái thì gđ cô yêu cầu chàng trai phải theo đạo Thiên chúa, học giáo lí, đi nhà thờ thì mới gả con cho. Theo pháp luật, điều đó đúng hay sai?
- Em có biết hiện tượng mê tín nào không? Cho ví dụ.
- Em có tin vào những điều đó không? 
- Vậy, theo em, tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan ở điểm nào?
- GV đưa ra một số ví dụ về hiện tượng mê tín dị đoan đã xảy ra trong thực tế.
- Tại sao phải chống mê tín? 
- Khi phát hiện những hành vi mê tín thì em sẽ làm gì?
- Nhà nước ta có những qui định gì về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? 
- Giả sử, em biết trong lớp 
có một số bạn theo các tôn giáo khác thì em có suy nghĩ gì về bạn và sẽ có ứng xử với bạn ntn?
- Ngoài ra Nhà nước còn có những điều nghiêm cấm gì đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
- GV nêu VD: Ông Lý tự xưng mình là người thuần túy tôn giáo, nhưng lại soạn thảo, nhân bản, tán phát nhiều tài liệu đẫm màu sắc chính trị, lợi dụng nhà thờ của Chúa để tuyên truyền chống phá chính quyền cách mạng, đòi xóa bỏ chế độ XHCN, xúc phạm hình ảnh Bác Hồ. Nguyễn Văn Lý gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc Việt Nam là "cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam" ; 
- Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người vào cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình (Thần linh, thượng đế)
- Tôn giáo: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và hình thức lễ nghi (đạo Phật, đạo Thiên Chúa)
- Trả lời
- Quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng nào. 
- Ví dụ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép
- Suy nghĩ, nêu ý kiến.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nghe.
- Mê tín thì sẽ tin vào một điều gì đó mù quáng, dẫn đến mất lí trídẫn đến nhiều hậu quả xấu..
- Báo cho người có trách nhiệm về những hành vi trên.
- Nêu những qui định của Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Tôn trọng, không phân biệt đối xử, 
- Nêu những điều cấm của Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghe.
2. Nội dung bài học.
a. Khái niệm: 
- Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người vào cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình.
- Tôn giáo: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và hình thức lễ nghi.
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: là quyền của côn dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
- Mê tín dị đoan: tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lí trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu.
b. Qui định của Nhà nước
- Phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác: 
+ Tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo.
+ Không gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người có tôn giáo với người không có tôn giáo.
- Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
4. Củng cố: (3p)
- Thế nào là tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
- Tín ngưỡng, tôn giáo khác mê tín dị đoan ở điểm nào?
5. Hướng dẫn hs học bài, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3p)
- Học bài, chuẩn bị phần bài tập : Trả lời câu hỏi trong phần bài tập. 
IV. Rút kinh nghiệm
-Thầy:..................................
- Trò:....................................
 Ký duyệt của Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_16_quyen_tu_do_tin_nguon.doc