Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nêu được thế nào là di sản văn hóa.
-Kể được tên một số di sản văn hóa của nước ta.
-Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
-Kể được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
- Câu hỏi gợi ý e phần Quan sát ảnh không yêu cầu HS trả lời. Bài tập a không yêu cầu HS làm.
- Tích hợp NGLL chủ điểm tháng 4.
2.Kĩ năng:
-Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
-Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cỏc di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.
- THGDMT (Tích hợp vào mục b): Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa.
- TH GDQP – AN: Nêu những tấm gương cá nhân và tập thể góp phần bảo vệ di sản văn hóa.
3.Thái độ: Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-giao-duc-cong-dan-lop-7-bai-15-bao-ve-di-san-van-hoa_Sxk4BX9oLG.jpg)
Ngày soạn: 05-02-2018 Tiết dạy: 26 Tuần dạy: 26 Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Nêu được thế nào là di sản văn hóa. -Kể được tên một số di sản văn hóa của nước ta. -Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa. -Kể được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. - Câu hỏi gợi ý e phần Quan sát ảnh không yêu cầu HS trả lời. Bài tập a không yêu cầu HS làm. - Tích hợp NGLL chủ điểm tháng 4. 2.Kĩ năng: -Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. -Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cỏc di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi. - THGDMT (Tích hợp vào mục b): Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa. - TH GDQP – AN: Nêu những tấm gương cá nhân và tập thể góp phần bảo vệ di sản văn hóa. 3.Thái độ: Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị: - Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn KTKN, giáo án. - Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) - Thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa gồm mấy loại? - Ý nghĩa của di sản văn hóa? 3. Nội dung bài mới: (32p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Nội dung bài học. (12p) - GV nhắc lại ND đã học ở tiết 1. - Những quy định của pháp luật về việc bảo vệ di sản văn hoá? - Nêu các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa mà em biết? - Trước những hành vi trên, em sẽ làm gì? - TH GDQP – AN: Nêu những tấm gương cá nhân và tập thể góp phần bảo vệ di sản văn hóa? - Thái độ của em ntn về những di sản văn hóa của quê hương, đất nước? - GV nhấn mạnh toàn bộ nội dung bài học. - Theo dõi. - Trình bày như SGK. - Xâm phạm các di tích, danh lam thắng cảnh; mua bán cổ vật trái phép; chiếm đoạt di sản văn hóa; ... - Ngăn chặn, giải thích hoặc báo cho người có trách nhiệm biết để xử lí. - HS được tham gia dọn vệ sinh khu vực Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, ... - Tôn trọng, tự hào: luôn tìm hiểu về di sản văn hóa; giới thiệu cho nhiều người biết; phê phán hành vi phá hoại, ... - Nghe. 2. Nội dung bài học a. Di sản văn hoá: b. Ý nghĩa của di sản văn hoá c. Quy định của pháp luật. - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. - Nghiêm cấm các hành vi: + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa. + Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa. + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, + Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép, + Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật. Hoạt động 3: Bài tập. (20p) - Gọi HS đọc BT b. - Em đồng tình với quan điểm nào? VS? - Yêu cầu HS trình bày tranh ảnh, tư liệu về di sản văn hóa Việt Nam (đã sưu tầm). - Yêu cầu HS trình bày di sản văn hóa mà em biết. - GV cung cấp tài liệu về Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới. - Tìm việc làm thể hiện hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hóa? - HD HS làm BT e: Xây dựng kế hoạch. - Đọc. - Nêu ý kiến: Đồng tình với quan điểm của bạn Dung vì viết hoặc khắc lên di tích thì đều làm mất vẻ đẹp của thắng cảnh. Đó là nơi để chúng ta tham quan, muốn tao kỉ niệm thì có thể chụp ảnh cùng nơi này; ... - Trình bày. - Trình bày. - Theo dõi. - Nêu việc làm. - Theo dõi -> làm kế hoạch tham gia dọn vệ sinh tại di tích lịch sử ở địa phương. 3. Bài tập b. Đồng tình với quan điểm của bạn Dung. c. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về di sản văn hóa Việt Nam. d. Trình bày di sản văn hóa: đ. Hành vi bảo vệ: + Làm vệ sinh khu di tích, danh lam thắng cảnh; + Phát hiện kịp thời sự xuống cấp, hư hỏng của khu di tích và báo cho cơ quan chức năng biết; + Giúp những người có trách nhiệm ngăn chặn những hành vi xâm hại di sản văn hóa; ... 4. Củng cố: (3p) - Quy định của pháp luật ntn về bảo vệ di sản văn hóa ? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: ( 3p) . - Học nội dung bài học. - Hoàn thành các bài tập. - Đọc trước và nghiên cứu bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. IV. Rút kinh nghiệm: Thầy: Trò:. Ký duyệt của Tổ trưởng:
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_15_bao_ve_di_san_van_hoa.doc