Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nêu được thế nào là di sản văn hóa.
-Kể được tên một số di sản văn hóa của nước ta.
-Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
-Kể được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
- Câu hỏi gợi ý e phần Quan sát ảnh không yêu cầu HS trả lời. Bài tập a không yêu cầu HS làm.
- Tích hợp NGLL chủ điểm tháng 4.
2.Kĩ năng:
-Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
-Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cỏc di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.
- THGDMT (Tích hợp vào mục b): Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa.
- TH GDQP – AN: Nêu những tấm gương cá nhân và tập thể góp phần bảo vệ di sản văn hóa.
3.Thái độ: Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn KTKN, giáo án.
- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiết 1) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-giao-duc-cong-dan-lop-7-bai-15-bao-ve-di-san-van-hoa_BORW3NCxfR.jpg)
Ngày soạn: 28-01-2018 Tiết dạy: 25 Tuần dạy: 25 Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Nêu được thế nào là di sản văn hóa. -Kể được tên một số di sản văn hóa của nước ta. -Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa. -Kể được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. - Câu hỏi gợi ý e phần Quan sát ảnh không yêu cầu HS trả lời. Bài tập a không yêu cầu HS làm. - Tích hợp NGLL chủ điểm tháng 4. 2.Kĩ năng: -Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. -Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cỏc di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi. - THGDMT (Tích hợp vào mục b): Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa. - TH GDQP – AN: Nêu những tấm gương cá nhân và tập thể góp phần bảo vệ di sản văn hóa. 3.Thái độ: Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị: - Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn KTKN, giáo án. - Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) - Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? - Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? 3. Nội dung bài mới: (32p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung trong sách. (15p) - GV HD cho HS quan sát ảnh - Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại những bức ảnh trên? - Những bức ảnh đó thể hiện gì về di sản Việt Nam? - Thảo luận: Nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa ở địa phương, ở nước ta và thể giới? - Tìm những di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? - Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ những di tích lịch sử, di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh? - GV nhấn mạnh nội dung vừa tìm hiểu. - HS quan sát ảnh, tìm hiểu thông tin. - Di tích Mĩ Sơn: công trình kiến trúc văn hóa -> tư tưởng XH của ND thời kì phong kiến. - Bến Nhà rồng: di tích lịch sử (đánh dấu sự kiện CT HCM đi tìm đường cứu nước). - Vịnh Hạ Long: danh lam thắng cảnh. - Vẻ đẹp của di sản văn hoá Việt Nam. - HS chia nhóm thảo luận: Đền thờ Bác Hồ, Đồng Nọc Nạng, Vịnh Hạ Long, Cố Đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long, Nhã Nhạc cung đình Huế, ... - Cố Đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long. - Nêu ý kiến. - Bảo vệ, sử dụng hợp lí các di sản văn hóa. - Nghe. 1.Quan sát ảnh - Di tích Mĩ Sơn: công trình kiến trúc văn hóa. - Bến Nhà rồng:: di tích lịch sử - Vịnh Hạ Long: danh lam thắng cảnh. -> Những di sản văn hoá Việt Nam. => Chúng ta cần bảo vệ, sử dụng hợp lí các di sản văn hóa. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. (12p) - Di sản văn hoá là gì? - Thế nào là di sản văn hoá vật thể, phi vật thể? - Di tích lịch sử văn hoà, danh lam thắng cảnh là gì? - Kể tên một số di sản văn hóa ở nước ta mà em biết? - Tích hợp NGLL chủ điểm tháng 4: Ở địa phương có di tích lịch sử Đền thờ Bác Hồ, HS có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ di tích? - THGDMT Thảo luận: Ý nghĩa của việc di sản văn hoá đối với sự phát triển của nền văn hóa VN và đối với thế giới ? - Gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể; là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - HS nêu các khái niệm trong SGK. - Dựa vào SGK trình bày. - áo dài, lễ hội Đền Hùng, múa rối nước, cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, trống đồng Đông Sơn, - Tôn trọng, có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ di tích: chăm sóc, dọn vệ sinh xung quanh, ; tuyên truyền giá trị của di sản; giúp người có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn những hành vi xâm hại di sản văn hóa; - Thảo luận. + Đối với sự phát triển của nền văn hóa VN: là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm cuardaan tộc trong các lĩnh vực. => thế hệ sau phải tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó. + Đối với thế giới: Di sản văn hóa VN đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới ( cố đô Huế, di tích Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long, nhã nhạc cung đình Huế, ) 2. Nội dung bài học a. Di sản văn hoá: bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể; là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống, - Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. b. Ý nghĩa của di sản văn hoá - Đối với sự phát triển của nền văn hóa VN: là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc - Đối với thế giới: Di sản văn hóa VN đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới . Hoạt động 3: Bài tập. (5p) - HD HS làm BT a. - Đọc và trả lời câu hỏi. 3. Bài tập: a. Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa: 3,7,8,9,11,12. Hành vi phá hoại di sản văn hóa: 1,2,4,5,6,10. 4. Củng cố: (3p) - Di sản văn hoá là gì? -Ý nghĩa của những di sản văn hoá 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: ( 3p) . - Học nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: “Bảo vệ di sản văn hoá” phần còn lại: Quy định của pháp luật và phần bài tập b,c,d,đ,e. IV. Rút kinh nghiệm: Thầy: Trò:. Ký duyệt của Tổ trưởng:
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_15_bao_ve_di_san_van_hoa.doc