Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiếp) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.

- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

           - Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với con người.

           - Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

           - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

           - THGDMT: Tích hợp toàn bài.

- TH GDQP – AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

doc 3 trang Khánh Hội 20/05/2023 400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiếp) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiếp) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiếp) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 23-01-2018
Tiết dạy: 24
Tuần dạy: 24 
Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiếp)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
 	- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với con người.
 	- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 	- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
	- THGDMT: Tích hợp toàn bài.
- TH GDQP – AN: Nêu gương cá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
	- Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
	- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do đâu?
3. Nội dung bài mới (32p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Nội dung bài học. (15p)
- GV nhắc lại ND đã học ở tiết 1.
- Pháp luật quy định ntn về bảo vệ môi trường và TNTN?
- Em biết những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm?
- Thảo luận: Biện pháp để bảo vệ môi trường và TNTN.
- Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng?
- Qua bài học, thái độ của em ntn với môi trường và TNTN?
- Nêu câu thành ngữ ca ngợi về TNTN mà em biết?
- GV nhấn mạnh toàn bộ nội dung bài học.
- Theo dõi.
- Nêu quy định của pháp luật.
- Nêu hiểu biết.
- Thảo luận.
- Nêu việc làm.
- Sẽ bảo vệ MT và TNTN; ủng hộ các biện pháp bảo vệ MT và TNTN.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
- Rừng vàng biển bạc.
- Nghe.
2. Nội dung bài học.
d. Quy định của pháp luật:
- Bảo vệ môi trường và TNTN là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
- Một số hành vi bị pháp luật nghiêm cấm:
+ Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí;
+ Phá hoại, khai thác trái phép rừng;
+ Khai thác, kinh doanh các loài động vật hoang dã quý hiếm; ...
e. Biện pháp để bảo vệ môi trường và TNTN:
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dùng chất khó phân hủy, thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
- Tiết kiệm điện, nước sạch, ...
Hoạt động 2: Bài tập. ( 17p).
- Gọi HS đọc và trả lời câu a, b.
- Gọi HS đọc câu c và chọn phương án đúng. Giải thích.
- Gọi HS trả lời câu đ.
- Yêu cầu HS giải thích câu thành ngữ : «  Rừng vàng biển bạc”
- Đọc và trả lời.
- Chọn phương án 2 : đảm bảo mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường.
* Dựa vào nội dung bài học e để trả lời :
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dùng chất khó phân hủy, thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
- Tiết kiệm điện, nước sạch, ...
- Giải thích.
3. Bài tập :
a. Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường : 1, 2, 5.
b. Hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường : 1,2, 3, 6.
c. Chọn phương án 2.
4. Củng cố: (3p)
 - Pháp luật quy định ntn về bảo vệ môi trường và TNTN?
 - Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): 
 - Học bài, làm BT d, e.
 - Chuẩn bị: Xem và trả lời câu hỏi ở bài 15.
IV.Rút kinh nghiệm.
Thầy:......................................................................................................................................................
Trò:...................
Ký duyệt của Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_14_bao_ve_moi_truong_va.doc