Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 -Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.

-Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tích hợp NGLL chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi.

2. Kĩ năng:

-Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

-Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.

-Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị các câu hỏi phần Truyện đọc và bài tập trong SGK.

doc 4 trang Khánh Hội 20/05/2023 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 09-01-2018
Tiết dạy: 22
Tuần dạy: 22 
Bài 12: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC 
VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 -Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.
-Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tích hợp NGLL chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
-Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.
-Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị các câu hỏi phần Truyện đọc và bài tập trong SGK.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
	- Kiểm tra kế hoạch làm việc một tuần của 3 HS.
3. Nội dung bài mới (33p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Thảo luận truyện đọc. (8p)
- Gọi HS đọc truyện.
- HD HS thảo luận các câu hỏi ở SGK.
- Theo em, vì sao Thái có những hành vi vi phạm pháp luật?
- Hành vi vi phạm của Thái là gì?
- Thái đã không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng lứa tuôi?
- Theo em, Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
- Nêu các quyền của trẻ em được thể hiện trong tranh 1,2,3,4,5.
- Liên hệ các nhóm quyền đã học ở lớp 6.
- Qua truyện đọc, theo em mọi người cần phải làm gì để giúp Thái hòa nhập với cộng đồng?
- Đọc.
- Thảo luận.
- Do không được dạy bảo chu đáo, do hoàn cảnh gia đình, cuộc sống thiếu thốn, 
- Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi, cướp giật ở cầu Long Biên.
- Không được hưởng: quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền được học tập; quyền được vui chơi giải trí; 
- Phải học tập, rèn luyện tốt; nghe lời khuyên bảo của cán bộ; không nghe theo kẻ xấu và phải quyết tâm trở thành người tốt; 
- Quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được khai sinh; quyền được học tập; quyền vui chơi, giải trí.
- Nêu 4 nhóm quyền
- Giáo dục Thái học tập tốt ở trường giáo dưỡng; khi được ra ngoài, mọi người không nên xa lánh, tạo điều kiện để Thái có công việc làm ăn, 
1.Truyện đọc: Một tuổi thơ bất hạnh
- Do không được dạy bảo chu đáo, do hoàn cảnh gia đình, cuộc sống thiếu thốn, 
- Không được hưởng những quyền cơ bản của trẻ em.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 18p).
- Trẻ em có được những quyền cơ bản nào?
- GV cung cấp cho HS 10 quyền cơ bản của trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
- Yêu cầu HS làm BT a SGK: hành vi xâm phạm quyền TE?
- Tích hợp NGLL chủ điểm tháng 10: Em sẽ làm gì để xứng đáng với quyền được học tập của trẻ em?
- Thảo luận: Nêu bổn phận của TE đối với gia đình, nhà trường và XH.
- Gọi Hs trình bày
- HD HS cách xử lí tình huống: Bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường trộm cắp, tiêm chích ma túy, em sẽ làm gì? Hoặc: Thấy bạn trốn học, bỏ đi chơi, em sẽ làm gì? ...
- GV lưu ý: cần phải thực hiện tốt quyền và bổn phận của TE, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Gia đình, Nhà nước và XH có trách nhiệm ntn trong việc chăm sóc và giáo dục TE?
- Qua đó, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền của mình và của bạn bè?
- Nêu các quyền mà HS biết.
- Theo dõi.
- Hành vi 1,2,4,6.
- Nêu ý kiến: Chăm ngoan học giỏi; ...
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Nêu cách xử lí.
- Lắng nghe.
- Trình bày.
- Phản đối hành vi xâm phạm quyền của mình cũng như của bạn; tôn trọng, không xâm phạm quyền của bạn.
2. Nội dung bài học:
a. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em VIệt Nam:
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Quyền được sống chung với cha mẹ.
- Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
- Quyền được chăm sóc sức khỏe.
- Quyền được học tập.
- Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.
- Quyền được phát triển năng khiếu.
- Quyền có tài sản.
- Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động XH.
b. Bổn phận của trẻ em:
- ĐV gia đình: yếu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình.
- ĐV nhà trường: chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè.
- ĐV XH: sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; yêu quê hương, ĐN, yêu đồng bào, ...
c. Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và XH:
- Gia đình là người chịu trách nhiệm trước tiên.
- Nhà nước và XH tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Hoạt động 3: HD HS làm Bài tập. (7p)
- HD HS thảo luận làm BT b, d, đ.
- Gọi HS trả lời câu b: Những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục TE.
- Gọi HS đọc và trả lời câu d.
- Gọi HS đọc và trả lời câu đ.
- Thảo luận.
- Chăm sóc sức khỏe; mở trường học tập; mở khu vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch; ...
- Đọc -> chọn đáp án 1,3.
- Đọc -> trả lời câu hỏi.
3. Bài tập:
b. Những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục TE: Chăm sóc sức khỏe; mở trường học tập; mở khu vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch; ...
d. Chọn đáp án 1,3.
đ. - Nhận xét việc làm sai của Tú: đua đòi, ham chơi; không chăm chỉ học tập; không vâng lời cha mẹ; ...
- Tú không làm tròn quyền được học tập và bổn phận với gia đình và nhà trường.
4. Củng cố: (3p)
 - Bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): 
 - Học bài, hoàn thành bài tập.
 - Tiết sau: Học bài 14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”.
IV.Rút kinh nghiệm.
Thầy:......................................................................................................................................................
TRò:...................
Ký duyệt của Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_13_quyen_duoc_bao_ve_cha.doc