Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.

- Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.

- Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch.

- Biết sống, làm việc có kế hoạch.

3. Thái độ:

Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy tiện, không kế hoạch.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị các câu hỏi phần BT trong SGK.

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp:(1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (6p)

           - Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?

           - Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch?

doc 3 trang Khánh Hội 20/05/2023 60
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 03-01-2018
Tiết dạy: 21
Tuần dạy: 21 
Bài 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (Tiết 2)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.
- Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch.
- Biết sống, làm việc có kế hoạch.
3. Thái độ:
Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy tiện, không kế hoạch.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị các câu hỏi phần BT trong SGK.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
	- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
	- Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch?
3. Nội dung bài mới (32p)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
- GV nhấn mạnh.
- Gọi HS đọc BT b và HD HS thảo luận câu hỏi.
- > NX về cách sống và làm việc của Vân Anh và Phi Hùng?
- HD HS trả lời câu c: So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh và nx ưu, nhược điểm của mỗi bản kế hoạch.
- Gọi HS trả lời.
- GV cùng HS nx, bổ sung.
- Gọi Hs đọc và trả lời câu d.
- HD HS làm BT đ.
- Trao đổi về việc thực hiện kế hoạch học tập, làm việc.
- Gv cùng HS nx.
- Nêu lại ND bài học.
- Nghe.
- Đọc -> Thảo luận.
- Bạn Vân Anh là người có tính làm việc rõ ràng, cụ thể. Điều đó được thể hiện ở bảng kế hoạch của bạn ấy. Đó là bảng kế hoạch rất cụ thể, chi tiết được Vân Anh vạch ra để dựa vào đó bạn ấy có thể thực hiện.
- Còn bạn Phi Hùng là người có tính tùy tiện. Có nghĩa là bạn không có cho mình một kế hoạch cụ thể nên làm việc không có định hướng, thích làm gì chơi gì đều bột phát. Chính không có kế hoạch rõ ràng nên Hùng sẽ mất nhiều thời gian cho những thứ vô bổ, tốn thời gian cho những thứ vui chơi, ham muốn mà quên nhiệm vụ học của mình.
- Làm Bt c.
- Trả lời.
- NX, bổ sung.
- Đọc và trả lời.
-> Em không đồng tình với quan điểm trên vì:
+ Hoàn toàn có thể xây dựng kế hoạch cho bản thân trong hai năm, ba năm và thậm chí 5 năm sau. Tuy nhiên, bảng kế hoạch sẽ không phải chi tiết như đối với kế hoạch hằng ngày và hàng tuần.
+ Con người sống cần có mục đích cho mình rõ ràng, bao gồm mục đích ngắn hạn và mục đích dài hạn. Nếu sống không có mục đích thì cuộc sống dường như nhàm chán và không có sự phấn đấu và nỗ lực. Vì vậy, dựa vào khả năng của mình để tạo dựng cho mình những mục đích chính đáng và bản kế hoạch thực hiện phù hợp. Nhà nước quản lí hàng triệu người còn có kế hoạch 5 năm 10 năm vậy tại sao chúng ta chỉ có mình ta, biết năng lực của ta sao không thể lập cho mình kế hoạch dài hơn để sống có ý nghĩa hơn.
 Ví dụ: Bây giờ em còn học lớp 7, hai năm nữa em sẽ phải thi lên cấp 3. Vậy mục đích của em là phải đậu cấp 3 và được vào lớp chọn thì ngay từ bây giờ em phải xây dựng việc học cho mình như thế nào để có thể đạt được mục đích đó.
- Lập kế hoạch làm việc 1 tuần 
-> có trao đổi với bố mẹ hoặc người thân trong gia đình.
- Trình bày kế hoạch học tập , làm việc.
- NX. 
3. Bài tập:
b. - Bạn Vân Anh là người có tính làm việc rõ ràng, cụ thể. 
- Còn bạn Phi Hùng là người có tính tùy tiện. 
c. So sánh hai bản kế hoạch của Hải Bình, Vân Anh:
- Giống nhau:
+ Đều nêu được nội dung học tập, nghỉ ngơi và các hoạt động khác.
+ Cả hai bản kế hoạch còn thiếu ngày mới chỉ có thứ.
+ Quá dài, khó nhớ.
- Khác nhau:
+ Kế hoạch của Vân Anh cân đối, hợp lý, toàn diện, đầy đủ, cụ thể, chi tiết hơn. (cụ thể về mặt thời gian, nội dung công việc cân đối thể hiện một quy trình hoạt động).
+ Kế hoạch của Hải Bình còn thiếu thời gian hàng ngày, chưa lao động giúp đỡ gia đình, xem ti vi còn hơi nhiều
4. Củng cố: (3p)
 - GV nhấn mạnh ND bài học: Sống và làm việc có kế hoạch.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): 
 - Học bài, hoàn thành bài tập.
 - Tiết sau: Học bài 13 “Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam”.
IV.Rút kinh nghiệm.
Thầy:......................................................................................................................................................
TRò:...................
Ký duyệt của Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_12_song_va_lam_viec_co_k.doc