Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được sống giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
2- Kĩ năng:
Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
3- Thái độ:
Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án; Tranh.
- Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp:(1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
Kiểm tra sự chuẩn bị tập, sách của HS.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 09-08-2017 Tiết dạy: 1 Tuần dạy: 1 Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Hiểu được thế nào là sống giản dị. - Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị. - Phân biệt được sống giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả. - Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị. 2- Kĩ năng: Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống. 3- Thái độ: Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức. II. Chuẩn bị: - Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án; Tranh. - Trò: SGK, vở ghi; Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK. III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp:(1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Kiểm tra sự chuẩn bị tập, sách của HS. 3. Nội dung bài mới (35p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Thảo luận truyện đọc. (8p) - Gọi HS đọc truyện trong SGK? - GV nhận xét. - Giới thiệu tranh Bác Hồ ở SGK. - Cho HS xem tranh về hình ảnh Bác Hồ đang làm việc, câu cá, áo kaki, dép cao su của Bác. - Cho HS thảo luận các câu hỏi. - Trong truyện, trang phục, tác phong và lời nói của Bác ntn? - Em có nx gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác? - Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác có tác động ntn tới tình cảm của ND ta? - Em hãy tìm thêm những VD khác nói về sự giản dị của Bác. - GV cung cấp cho HS: Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bằng cạnh chiếc ao như cảnh làng quờ quen thuộc, ; Ăn uống đạm bạc - Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sông? Lấy VD. - Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta? - GV nhấn mạnh ND chính của truyện. - Đọc . - Nghe. - Xem tranh. - Xem tranh. - Thảo luận nhóm. - Trình bày. - Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó; Thái độ chân tình, cởi mở; Lời nói dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người. - Đã xóa tan những gì còn xa cách giữa vị Chủ tịch nước với ND. - Lấy VD. - Thể hiện qua suy nghĩ, hành động, tác phong, đi đứng. -> lấy VD. - Nêu ý kiến: được mọi người yêu quý, gần gũi, thương yêu, ... - Nghe. 1. Truyện đọc: Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ( 20p). - Thế nào là sống giản dị? - Theo em, sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và XH là sống ntn? - GV nhấn mạnh: Là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh -> chân thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất. - Nêu những biểu hiện của sống giản dị? - Trái với giản dị là gì? Nêu VD. - Giản dị có phải là qua loa, đại khái, cẩu thả, luộm thuộm, tùy tiện không? -> GV lấy VD: mặc quần áo xộc xệch, mặc quần áo ngủ đi ra đường, đi chân đất đến trường, đầu tóc rối bù; nói năng, xưng hô tùy tiện...-> cẩu thả, luộm thuộm, .... - Thảo luận: Giản dị có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và XH. - Qua đó, em sẽ làm gì để thể hiện lối sống giản dị của bản thân? - Thái độ của em ntn đối với người sống giản dị và không giản dị? - GV nhấn mạnh ND và gọi HS đọc ND bài học ở SGK. - Trả lời. - Nêu ý kiến. - Không xa hoa lãng phí; không cầu kì, kiểu cách: + Tiêu dùng tiền vừa mức với điều kiện sống của bản thân, GĐ và XH. + Khi giao tiếp diễn đạt ý một cách dễ hiểu. + Tác phong, đi đứng nghiêm trang, tự nhiên. + Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - Trái với giản dị là xa hoa lãng phí, cầu kì, phô trương hình thức: Tiêu tiền vào việc không cần thiết; nói năng cầu kì, dùng từ khó hiểu; dùng thứ đắt tiền không phù hợp với mức sống, .... - Không. - Thảo luận. - Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không mua quần áo đắt tiền; tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng nghiêm trang, không điệu bộ, kiểu cách; thẳng thắn khi nói năng, diễn đạt ý một cách dễ hiểu; không dùng nhiều tiền bạc vào việc giải trí và giao tiếp. - Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức. - Nghe -> Đọc. 2. Nội dung bài học : a. Sống giản dị: Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và XH. b. Biểu hiện của sống giản dị là không xa hoa lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. c. Phân biệt - Trái với giản dị là xa hoa lãng phí, cầu kì, phô trương hình thức. - Giản dị không phải là sự qua loa, đại khái, cẩu thả, luộm thuộm, tùy tiện d. Ý nghĩa: - Đối với cá nhân: Đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết; được mọi người quý mến, cảm thông và giúp đỡ. - Đối với gia đình: Giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình. - Đối với XH: tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ được những thói hư tật xấu. Hoạt động 3: HD HS làm Bài tập. (7p) - Yêu cầu HS xem tranh ở SGK và trả lời câu a. - GV viết bài tập b vào bảng nhóm-> Gọi HS lên bảng làm. - GV cùng HS nx. - Cho HS thảo luận làm các BT c,d,đ,e. - Gọi HS trình bày. - GV cùng HS nx. - Xem tranh và trả lời. - Lên bảng làm BT. - NX. - Thảo luận. - Trình bày. - NX. 3. Bài tập: Bài tập a: Bức tranh thể hiện tính giản dị: 3. Bài tập b: Biểu hiện giản dị: 2,5. 4. Củng cố: (3p) - Thế nào là giản dị? - Qua bài học này, em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính giản dị? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3p): - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị bài 2: Trung thực. IV.Rút kinh nghiệm. GV:........................................................................................................................................................ HS:..................... Ký duyệt của Tổ trưởng:
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_1_song_gian_di_nam_hoc.doc