Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

- Đặc điểm cơ bản của sông ngòi VN Mối quan hệ của sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên- xã hội. Giá trị tổng hợp, to lớn của sông ngòi mang lại.

- Trách nhiệm b/vệ môi trường nước và các dòng sông để 

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố địa hình với mạng lưới sông, khí hậu.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước  và phát triển dòng sông để phát triển kinh tế bền vững

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Bản đồ mạng lưới sông ngồi Việt Nam . Bảng 33.1 mùa lũ trên các lưu vực sông 

- Trò: Học bài ,xem bài  và dụng cụ  học tập 

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp (1P)                              

2. Kiểm tra bài cũ  (5P)  

- Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu 1 mùa ở nước ta?

- Em hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn do thời tiết khí hậu mang lại ?

                     GV nhận xét và định điểm 

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn :	 14/3/2019	
Tuần : 30; Tiết: 40 
Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
- Đặc điểm cơ bản của sông ngòi VN Mối quan hệ của sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên- xã hội. Giá trị tổng hợp, to lớn của sông ngòi mang lại.
- Trách nhiệm b/vệ môi trường nước và các dòng sông để 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố địa hình với mạng lưới sông, khí hậu.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và phát triển dòng sông để phát triển kinh tế bền vững 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bản đồ mạng lưới sông ngồi Việt Nam . Bảng 33.1 mùa lũ trên các lưu vực sông 
- Trò: Học bài ,xem bài và dụng cụ học tập 
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp (1P)	
2. Kiểm tra bài cũ	 (5P)	
- Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu 1 mùa ở nước ta?
- Em hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn do thời tiết khí hậu mang lại ?
 	GV nhận xét và định điểm 
3. Nội dung bài mới	
	 Vì sao nói các sông ngồi kênh gạch ao hồ là những hình ảnh quen thuộc đối với chúng ta ? Ở quê em có những sông hồ nào? Đặc điểm của nó ra sao ? Nó có vai trò gì trong đời sống nhân dân ta? Đó là những vấn đề chúng ta sẽ học hôm nay 
Hoạt động của thây
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đặc điểm chung (16P)	
- Tại sao nước ta rất nhiều sông ngòi phần lớn là sông nhỏ, ngắn dốc?
( Lưu ý : đối với lớp yếu, kém không yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên mà GV cung cấp kiến thức cho HS biết được vì sao nước ta rất nhiều sông ngòi phần lớn là sông nhỏ, ngắn dốc) 
- Qua những vấn đề trên em hãy cho biết đặc điểm sông ngòi nước ta?
 GV liên hệ giáo dục ở địa phương các em có rất nhiều sông ngòi kênh rạch 
- Đặc điểm hướng chảy sông ngòi Việt Nam?
- Vì sao đại bộ phận sông ngòi chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung ?
- Dựa vào hình 33.1 hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng chính kể trên ?
- Em hãy cho biết đặc điểm mùa nước sông ngòi Việt Nam ?
- Dựa vào bản 33.1 em hãy cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt đó ?
- Nhân dân ta phải tiến hành những biện pháp gì để khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ ?
- Em hãy cho biết đặc điểm phù sa sông ngòi Việt Nam ?
* Xoáy sâu: Em hãy cho biết đặc điểm chung của sông ngòi VN?
- Em hãy cho biết hàm lượng phù sa lớn như vậy đã có tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống dân cư đồng Bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ?
- Vì nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, chiều ngang lãnh thổ hẹp
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước .
- Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung 
- Hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
 - Tây bắc – Đông Nam: sông Hồng, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu sông chảy
- Vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương
 - Có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
- Mùa lũ lượng nước tới 70 – 80% lượng phù sa cả năm.
- Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau Vì chế độ mưa trên mỗi lưu vực sông một khác nhau mùa lũ có hướng chậm dần từ Bắc vào Nam 
- Khai thác tổng hợp các dòng sông, xây dựng công trỉnh thủy lợi, thủy điện, giao thông, tận dụng phù sa để bón ruộng mỡ rộng đồng bằng .
- Hàm lượng phù sa lớn: lớn, trung bình 232 g/ m3.
- Thiên nhiên bồi đắp phù sa đất màu mỡ
- Đời sống dân cư : phong tục tập quán, lịch canh tác nông nghiệp
Đặc điểm chung
- Nước ta có mạng lưới sông ngồi dày đặc nhiều nước, nhiều phù sa, phân bố rộng khắp trên cả nước .
- Sông ngòi Việt Nam chảy theo hai hướng chính Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung 
- Sông ngồi Việt Nam có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. 
Hoạt động 2: Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông (15P)
- Em hãy cho biết giá trị của sông ngòi nước ta? 
- Em hãy tìm trên hình 31.1 các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y a Li, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng nằm trên những dòng sông nào ? * THGDMT: liên hệ giáo dục sông hồ nước ta đang bị ô nhiễm do đó chúng ta cần có ý thức bảo vệ chúng.
- Em hãy cho biết nguyên nhân nào làm ô nhiễm sông ngòi ?
- Tìm hiểu một số biện pháp chống ô nhiễm nước sông?
- Em hãy kể một số nguồn lợi từ sông ngòi ở địa phương em?
 - Sông ngòi Việt Nam có giá trị lớn về nhiều mặt: xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông - HS Xác định 
+ Hòa Bình : Sông đà
+ Trị An : Sông Đồng Nai 
+ Y a Li : Sông xê xan 
+ Thác Bà : Sông chảy 
+ Dầu Tiếng Sông Sài Gòn 
- Nước thảy và rác thảy của các sản xuất công nghiệp dịch vụ sinh hoạt , đánh bắc thủy sản, hải sản bằng hóa chất, điện, thuốc nổ.
 + Bảo vệ rừng đầu nguồn.
+ Xử lí tốt các nguồn rác, chất thải.
+ Bảo vệ khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi.
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông 
- Sông ngòi Việt Nam có giá trị lớn về nhiều mặt.
- Biện pháp khai thác tổng hợp các dòng sông: xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông.
- Biện pháp chống ô nhiễm sông:
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.
+ Xử lí tốt các nguồn rác, chất thải.
+ Bảo vệ khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi.
4. Củng cố (5P)	
- Tại sao nước ta rất nhiều sông ngòi phần lớn là sông nhỏ, ngắn dốc ?
- Nhân dân ta phải tiến hành những biện pháp gì để khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ ?
- Tìm hiểu một số biện pháp chống ô nhiễm nước sông.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3P)	
- Sưu tầm các ảnh về sông ngòi, du lịch nước ta.
- Yêu cầu HS về nhà học bài trả lời câu hỏi và bài tập trang 120.
- Đọc xem trước bài 34 : Các hệ thống sơng lớn ở nước ta. Ở bài này các em các vần đề sao: 
+ Hãy cho biết đoạn sơng Mê Công chảy qua nước ta có tên là gì, chia làm mấy nhánh ? 
+ Vấn đề sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long ?
+ Những thuận lợi và khó khăn?
+ Những biện pháp phòng lũ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM : GV............. HS.................................................................................................
Ngày soạn :	 14/3/2019	
Tuần: 30; Tiết : 41
Bài 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Nêu được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
- Biết một số hệ thống sông lớn ở nước ta.
- Vị trí, tên gọi chín hệ thống sông lớn.
- Đặc điểm ba vùng thuỷ văn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
- Một số hiểu biết về khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta.
2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng, xác định hệ thống, lưu vực sông. 
3. Thái độ: giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sông 
II. Chuẩn bị
- Thầy: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ hệ thống sông lớn Việt Nam 
- Trò: Học bài , xem bài và dụng cụ học tập 
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp (1P)	Kiểm tra sĩ số: 	
2. Kiểm tra bài cũ	 (6P)	
- Em hãy nêu đặc điểm chung của sông ngồi Việt Nam ?
- Để lòng sông không bị ô nhiễm ta phải làm gì ?
3. Nội dung bài mới	
	Sao khi đã học bài đặc điểm sông ngồi Việt Nam các em cần tìm hiểu kĩ hơn các hệ thống sông của nước ta ? Vì mỗi hệ thống sông thậm chí một con sông cũng có những đời sống riêng của nó, sông nào lũ mùa hạ, sông nào lũ mùa đông? Cần phải làm gì để sống chung với lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long? Đó là vấn đề quan trọng sẽ làm sáng tỏ trong bài học hôm nay .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Sông ngòi Bắc Bộ (10P)	
* Xoáy sâu:
- Em hãy cho biết đặc điểm mạng lưới sông ngồi Bắc Bộ ?
-- Mùa lũ xảy ra vào thời gian nào trong năm?
- GV cho học sinh tìm trên hình 33.1 Vùng hợp lưu của 3 con sông nêu trên ?
- Mạng lưới sông dạng nan quạt.
- Hệ thống sông chính: sông Hồng.
- HS Xác định trên lược đồ Vùng hợp lưu ở Việt Trì 
1. Sông ngòi Bắc Bộ
- Chế độ nước rất thất thường lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa các sông có dạng nan quạt.
 - Mùa lũ từ tháng 6 đến ttháng 10 
- Tiêu biểu cho hệ thống sông ngòi ở Bắc bộ là hệ thống sông Hồng.và sông Thái Bình 
Hoạt động 2 Sông ngòi Trung Bộ (10P)	
- Em hãy cho biết sông ngòi Trung Bộ có đặc điểm gì ? 
* Xoáy sâu: Em hãy cho biết vì sao sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm ngắn và dốc ?
- Sông ngòi Trung Bộ thường ngắn và dốc. Mùa lũ vào thu và đông lũ lên nhanh, đột ngột.
- Do địa hình là đồi núi và chiều ngang lãnh thổ nhỏ và hẹp 
2. Sông ngòi Trung Bộ
- Sông ngồi Trung Bộ thường ngắn và dốc lũ muộn do mưa vào mùa thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên nhanh và đột ngột nhất là khi do gặp mưa và bảo, do địa hình hẹp ngang và dốc. 
- Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, Sông Ba (Đà Rằng )
Hoạt động 3 : Sông ngòi Nam Bộ. (10P)	
* Xoáy sâu: Sông ngồi Nam Bộ có đặc điểm gì ?
- Cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có tên là gì? chia làm mấy nhánh? Tên các sông nhánh? 
- Đổ ra biển bằng những cửa nào ?
- Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất ?
- Vì sao phải cần thiết bảo vệ nguồn nước sông ?
- Nguyên nhân nào làm nguồn nước sông bị ô nhiễm ?
- Sông ngòi Trung Bộ thường ngắn và dốc . Mùa lũ vào thu và đông lũ lên nhanh, đột ngột.
- Do địa hình là đồi núi và chiều ngang lãnh thổ nhỏ và hẹp 
- Khá điều hòa, ảnh hưởng của thuỷ triều lớn. Mùa lũ từ tháng 7 – 11.
- Sông Cửu Long chia làm 2 nhánh sông tiền và sông hậu 
- Tiểu Đại, Ba Lai, Hàm Luơng, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề, Bát Sắc, Tiểu, Đại
 - Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch ...
- Khó khăn : chế độ nước thất thường, gây nhập ún một số khu vực ở đồng bằng Sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi 
- Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung dân cư 
- Nguyên nhân mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt
3. Sông ngòi Nam Bộ
- Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hòa. 
- Mùa lũ từ tháng 7 – 11.
- Có hai hệ thống sông lớn là sông Mê Công và sông Đồng Nai .
- Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm , nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung dân cư ...
4. Củng cố : (5P)	
- GV yêu cầu học sinh đọc bản 34.1 cho biết những hệ thống sông ngồi nào là sông ngồi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ ?
- Em hãy cho biết đặc điểm mạng lưới sông ngồi Bắc Bộ ?
- Em hãy cho biết vì sao sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm ngắn và dốc ?
- Hãy cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có tên là gì, chia làm mấy nhánh, tên các sông nhánh? Đổ ra biển bằng những cửa nào?
- Nêu cách phòng chống lũ lục ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3P)	
- Yêu cầu HS về nhà học bài trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc xem trước bài 35. Thực hành: về khí hậu, thuỷ văn việt nam. Ở bài này các em chú ý các câu hỏi sao 
+ Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) trên từng lưu vực?
+ Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình?
+ Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực Sông Hồng tháng 6, 7, 8, 9. Sông Gianh tháng 9, 10, 11.?
IV . RÚT KINH NGHIỆM : GV................ HS...............................................................................................................
 	Ngày tháng 03 năm 2019
Kí duyệt 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc