Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 34: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức : Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.
- Kỹ năng : Trình bày được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực vật, động vật và thấy sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật
- Thái độ : ý thức trách vai trò của con người trong việc bảo vệ động thực vật
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy.
- Năng lực tự học, đọc hiểu: HS đọc hiểu bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động thực vật trên Trái Đất.
- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động thực vật trên Trái Đất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 34: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 7/ 04/ 2019 Tuần: 34; tiết: 34 Bài 27: LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT MỤC TIÊU : 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức : Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất. - Kỹ năng : Trình bày được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực vật, động vật và thấy sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật - Thái độ : ý thức trách vai trò của con người trong việc bảo vệ động thực vật 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. - Năng lực tự học, đọc hiểu: HS đọc hiểu bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động thực vật trên Trái Đất. - Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động thực vật trên Trái Đất. II. CHUẦN BỊ : GV : tranh ảnh về các loài động thực vật ở các miền khí hậu khác nhau HS : đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Chất mùn có vai trò quan trọng như thế nào trong lớp thổ nhưỡng? 3. Bài mới (32’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút) a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động thực vật trên Trái Đất. Nội dung: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động thực vật trên Trái Đất. b) Cách thức tổ chức hoạt động: Các sinh vật sống khắp mọi nơi trên Trái Đất, chúng phân bố thành những miền thực vật, động vật khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của môi trường, trong sự phân bố đó con người là nhân tố tác động quan trọng nhất, cụ thể như thế nào chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học hôm nay - HS lắng nghe HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. Kiến thức 1: (7 phút) a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu lớp vỏ sinh vật Nội dung: lớp vỏ sinh vật b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Y/c HS đọc mục 1 SGK + Những sinh vật đơn giản bắt đầu xuất hiện ở đâu? + Sinh vật có mặt trên Trái Đất từ bao giờ ? + Sinh vật tồn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt Trái Đất. - GV giới thiệu H67 : rừng mưa nhiệt đới. * Xoáy sâu: em hãy nêu khái niệm lớp vỏ sinh vật ? - Em hãy kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vaatf ? - HS nghe và ghi nhận + Xuất hiện trong các đại dương trên bề mặt Trái Đất + Vào khoảng 3000 triệu năm trước đây. + Sinh vật tồn tại trong lớp đất đá (thổ nhưỡng quyển), khí quyển và thủy quyển. - Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. 1. Lớp vỏ sinh vật - Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. - Sinh vật xâm nhập trong lớp đất đá (thổ nhưỡng quyển), khí quyển và thủy quyển. Kiến thức 2: (10 phút) a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật Nội dung: các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật b) Cách thức tổ chức hoạt động: - Yêu cầu HS QS hình 67, 68 và nghiên cứu thông tin mục 2 SGK. - QS hình 67, 68 và cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào, tại sao như vậy ? - Em có nhận xét gì về sự phân bố thực vật theo độ cao, theo hướng của sườn núi ? - QS hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài động vật giữa hai miền lại khác nhau ? - Sự ảnh hưởng của khí hậu đối với động vật như thế nào? - Kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết ? - Nêu một số ví dụ về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật ? + HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi : - Hình 67 : Động thực vật phong phú - Hình 68 : Động thực vât nghèo nàn - Do yếu tố khí hậu, lượng mưa, ... - Thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng của sườn núi - Hs quan sát hình 69, 70 - Động vật chịu ảnh hưởng Khí hậu ít hơn so với thực vật, vì động vật có thể di chuyển 2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật a. Đối với thực vật - Khí hậu: lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sư triển của thực vật - Địa hình: thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng của sườn núi - Đất: đất tốt thực vật phát triển mạnh và ngược lại B. Đối với động vật - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất - Động vật chịu ảnh hưởng Khí hậu ít hơn so với thực vật, vì động vật có thể di chuyển C. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật - Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sau sắc tới sự phân bố các loài động vật - Thành phần, mức độ tập trung của TV ảnh hưởng tới sự phân bố các loài ĐV Kiến thức 3: (8 phút) a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu các nhấn tố hình thành đất Nội dung: các nhấn tố hình thành đất b) Cách thức tổ chức hoạt động: Y/c HS nghiên cứu thông tin mục 3 SGK - Con người ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật , thực vật trên trái đất ? - Tại sao khi môi trường rừng bị tàn phá thì các động vật quya hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong ? - HS nghiên cứu thông tin mục 3 SGK - Con người có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới sự phân bố các loài động vật , thực vật trên trái đất 3. ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật , thực vật trên trái đất a. Tích cực - Mang giống cây trồng từ nơi khác để mở rộng sự phân bố - Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao b. Tiêu cực - Phá rừng bừa bãi -> tiêu diệt nhiều loài thực vật, động vật - Ô nhiễm môi trường HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm (3 phút) a) Mục đích hoạt động: HS biết được các loài thực nào sinh trưởng miền cực khí hậu lạnh giá Nội dung: thực vật phát triển vào mùa hạ trong môi trường đới lạnh. b) Cách thức tổ chức hoạt động: Những miền cực khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực nào sinh trưởng được trong mùa hạ? Sồi, dẻ Cây lá cứng C. Cây lá kim D. Rêu, địa y D. Rêu, địa y HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) a) Mục đích hoạt động: HS nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Nội dung: ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. b) Cách thức tổ chức hoạt động: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Khí hậu: có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật. Tùy theo đặc điểm khí hậu của mỗi nơi, mà có các loài thực vật khác nhau; khí hậu quyết định đến sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật: các động vật ở miền có khí hậu lạnh khác với các loài động vật ở miền có khí hậu nóng. 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới Nội dung: Hướng dẫn HS học bài. Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động thực vật trên Trái Đất. b) Cách thức tổ chức hoạt động: - GV: các em về nhà học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 80 - Ônn lại các bài sau : + Các mỏ khoáng sản + Lớp vỏ khí + Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí. + Khí áp và gió trên Trái Đất. + Hơi nước trong không khí. Mưa + Các đới khí hậu trên Trái Đất. + Sông và hồ + Biển và đại dương + Đất. Các nhân tố hình thành đất - HS: về nhà học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 80 Ôn lại các bài sau : + Các mỏ khoáng sản + Lớp vỏ khí + Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí. + Khí áp và gió trên Trái Đất. + Hơi nước trong không khí. Mưa + Các đới khí hậu trên Trái Đất. + Sông và hồ + Biển và đại dương + Đất. Các nhân tố hình thành đất IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC: (4 phút) - GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: + Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất ? + Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật ? + Con người ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật , thực vật trên trái đất như thế nào ? - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: nhận xét, ưu điểm và hạn chế, hướng khắc phục. V. RÚT KINH NGHIỆM GV:.. HS: Châu Thới, ngày tháng 4 năm 2019 Tổ kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_34_lop_vo_sinh_vat_cac_nhan_to_anh.doc