Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 33: Đất. Các nhân tố hình thành đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu

1.  Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức

           + Trình bày được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất

+ Trình bày được một số nhân tố hình thành đất

- Kỹ năng :  Biết các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất.

- Thái độ : ý thức trách vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy.      

- Năng lực tự học, đọc hiểu: HS đọc hiểu bài 26.  Đất. Các nhân tố hình thành đất.

- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Các nhân tố hình thành đất 

II. Chẩn bị

GV :   - Bản đồ thổ nhưỡng thế giới hoặc bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam

 - Tranh ảnh về một mậu đất

HS : - Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 33: Đất. Các nhân tố hình thành đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 33: Đất. Các nhân tố hình thành đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 33: Đất. Các nhân tố hình thành đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 01/ 04/ 2019
Tuần: 33; tiết: 33
Bài 26: ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức
	+ Trình bày được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất
+ Trình bày được một số nhân tố hình thành đất
- Kỹ năng : Biết các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất.
- Thái độ : ý thức trách vai trò của con người trong việc làm cho độ phì của đất tăng hay giảm.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
- Năng lực tự học, đọc hiểu: HS đọc hiểu bài 26. Đất. Các nhân tố hình thành đất.
- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Các nhân tố hình thành đất 
II. Chẩn bị
GV : - Bản đồ thổ nhưỡng thế giới hoặc bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam
 - Tranh ảnh về một mậu đất
HS : - Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (Không’)
3. Bài mới (37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài 26. Đất. Các nhân tố hình thành đất.
Nội dung: Đất. Các nhân tố hình thành đất.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Như thế nào được gọi là lớp đất trên bề mặt các lục địa ? các nhân tố nào hình thành đất ?  bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời 
- HS lắng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
Kiến thức 1: (8 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu lớp đất trên bề mặt các lục địa 
Nội dung: lớp đất trên bề mặt các lục địa 
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
* Xoáy sâu: Em hãy nêu khái niệm lớp đất
+ Thổ nhưỡng là loại đất mềm xốp)
- Giới thiệu các mẫu đất
+ Quan sát mẫu đất H66. Nhận xét về màu sắc và độ dày của lớp đất khác nhau?
+ Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của thực vật? 
- KN : đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa (gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng)
Có 3 tầng : 
+ Tầng A : tầng chứa mùn
+ Tầng B : tầng tích tụ
+ Tầng C : tầng đá mẹ
- Tầng dày nhất là tầng B, đến tầng A và mỏng nhất là tầng C
- Màu sắc : 
+ Tầng A màu xám đậm
+ Tầng B màu vàng, cam
+ Tầng C màu vàng xen lẫn màu đen 
=> Màu sắc và độ dày của mỗi tầng là không giống nhau 
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa
- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa (gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng)
Kiến thức 2: (14 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu thành phần đặc điểm của thổ nhưỡng
Nội dung: thành phần đặc điểm của thổ nhưỡng
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
+ Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
* Xoáy sâu: Đất gồm có mấy thành phần chính ? 
+ Cho biết đặc điểm các thành phần của đất ?
+ Vai trò của từng thành phần?
+ Dựa vào kiến thức đã học, cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất?
+ Nguồn gốc thành phần của chất hữu cơ ?
+ Tại sao mùn là thành phần quan trọng nhất của chất hữu cơ ?
+ Nêu điểm mấu chốt để phân biệt đá với đất ?
+ Độ phì của đất là gì ?
* THMT:
+ Con người đã làm nghèo đất như thế nào ?
+ Em biết gì về 10 vết thương của trái đất ?
- Sự thoái hóa của đất là vết thương đầu tiên được nói đến
+ Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì của đất mà em biết ?
+ HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi :
- Đất gồm có 2 thành phần chính : Chất khoáng và chất hữu cơ.
- Thành phần của đất : + Khoáng chất chiếm 90 – 95%
+ Chất hữu cơ
+ Nước, không khí
- Khoáng chất có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hóa đá gốc
+ Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn.
+ Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển
+ Độ phì của đất
 + Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất của đất vì : Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật
+ Con người đã làm nghèo đất như phá rừng gây xói mòn đất, sử dụng không hợp lí các phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đất bị mặn, nhiễm phèn....
2. Thành phần đặc điểm của thổ nhưỡng 
- Đất gồm có 2 thành phần chính : Chất khoáng và chất hữu cơ.
+ Chất khoáng chiếm phần lớn trọng lượng Trái Đất.
+ Chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.
Kiến thức 3: (8 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu các nhấn tố hình thành đất 
Nội dung: các nhấn tố hình thành đất
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Y/c HS nghiên cứu thông tin mục 3 SGK
+ Cho biết các nhân tố hình thành đất ?
- Đá mẹ, sinh vật, khí hậu. Ba nhân tố quan trọng nhất hình thành đất
+ Tại sao Đá mẹ, sinh vật, khí hậu là những nhân tố quan trọng trong việc hình thành đất ?
- HS nghiên cứu thông tin mục 3 SGK
+ Các nhấn tố hình thành đất : Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian và con người.
3. Các nhấn tố hình thành đất
- Các nhân tố quan trọng hình thành các loại đất trên bề mặt Trái Đất là : Đá mẹ, sinh vật, khí hậu
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: HS biết được thành phần chính của đất.
 Nội dung: thành phần chính của đất.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
 Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào?
– Có 2 thành phần chính:
+ Thành phần khoáng
+ Thành phần hữu cơ
– Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: HS tìm hiểu vai trò của chất mùn.
Nội dung: vai trò của chất mùn.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
 Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?
Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho sự tồn tại của thực vật, gián tiếp tăng độ phì cho thổ nhưỡng.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới
Nội dung: Hướng dẫn HS học bài. Đất. Các nhân tố hình thành đất và chuẩn bị bài mới. 
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV: các em về học bài cũ, đọc và tìm hiểu Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động thực vật trên Trái Đất.
- HS: về nhà học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 80
+ Đọc tìm hiểu trước bài 27 : Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái Đất.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
+ Đất là gì, nêu các thành phần của đất ?
+ Chất mùn có vai trò gì trong lớp đất ?
+ Độ phì của đất là gì? Vai trò của con người thể hiện như thế nào đối với việc tăng và giảm độ phì của đất ?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: nhận xét, ưu điểm và hạn chế, hướng khắc phục.
V. RÚT KINH NGHIỆM GV:..
HS:
Châu Thới, ngày tháng 4 năm 2019
Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_33_dat_cac_nhan_to_hinh_thanh_dat.doc