Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 32: Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

1.  Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức:

+ Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới

+ Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ lượng mưa của vùng bờ tiếp cận với chúng

- Kỹ năng: Quan sát nhận xét, xác định được dòng biển nóng và lạnh trên quả Địa Cầu hoặc trên bản đồ thế giới

 Thái độ: HS có ý thức bảo vệ Trái Đất

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy.       

- Năng lực tự học, đọc hiểu: HS đọc hiểu bài 25 Thực hành: Sự chuyển động của các dòng Biển trong Đại Dương.

- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Sự chuyển động của các dòng Biển trong Đại Dương.

- Năng lực thực hành:

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 32: Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 32: Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 32: Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 32; Tiết: 32
Ngày soạn: 24/ 3/ 2019
Bài 25: THỰC HÀNH
	SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG
Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới
+ Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ lượng mưa của vùng bờ tiếp cận với chúng
- Kỹ năng: Quan sát nhận xét, xác định được dòng biển nóng và lạnh trên quả Địa Cầu hoặc trên bản đồ thế giới
 Thái độ: HS có ý thức bảo vệ Trái Đất
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung bài/chủ đề nội dung dạy. 
- Năng lực tự học, đọc hiểu: HS đọc hiểu bài 25 Thực hành: Sự chuyển động của các dòng Biển trong Đại Dương.
- Năng lực quan sát, phân tích tổng hợp: Sự chuyển động của các dòng Biển trong Đại Dương.
- Năng lực thực hành:
II. Chuẩn bị
Thầy: - Tranh Bản đồ các dòng biển trong đại dương (hoặc bản đồ tự nhiên thế giới) 
 - Tranh vẽ H65 SGK
 - Quả địa cầu
Trò: đọc bài trước ở nhà
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định Lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Vì sao độ muối trong các biển và đại dương lại không giống nhau?
- Dựa vào đâu người ta chia dòng biển nóng lạnh?
3. Bài mới (32’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức 
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
a) Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài 25 Thực hành: Sự chuyển động của các dòng Biển trong Đại Dương.
Nội dung: giới thiệu chủ đề bài học sự chuyển động của các dòng Biển trong Đại Dương.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Sự chuyển động của các dòng Biển trong Đại Dương như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu.
- HS lắng nghe
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức.
HĐ1: Tìm hiểu bài tập 1 (16’)
Kiến thức 1: (15 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu vị trí, hướng chảy của các dòng biển
Nội dung: xác định hướng chảy của các dòng biển
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Giới thiệu các hải lưu ở hai đại dương trên bản đồ: TBD & ĐTD
Y/c HS xác định được dòng biển nóng và lạnh: TBD & ĐTD
+ Trên bản đồ các dòng biển nóng, lạnh thể hiện mũi tên màu gì?
- Y/c HS hoạt động nhóm ( 5 phút hoàn thành bảng)
* Xoáy sâu: Em hãy trình bày hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới?
+ Các dòng biển biển nóng, lạnh ở hai nửa cầu xuất phát từ đâu, hướng chảy thế nào?
HS nghe và quan sát
+ HS xác định được dòng biển nóng và lạnh: TBD & ĐTD 
+ Dòng nóng màu đỏ, dòng lạnh màu xanh 
- HS hoạt động nhóm 
(5 phút hoàn thành bảng) 
- Đ/d nhóm trình bày: theo nội dung bảng 
1. Bài tập 1: Dựa vào bản đồ dòng biển trong các đại dương thế giới hãy:
- Cho biết vị trí hướng chảy của các dòng biển nóng lạnh ở nửa cầu Bắc, trong Đại Tây Dương và trong Thái Bình Dương.
- Cho biết vị tí hướng chảy của các dòng biển ở nửa cầu Nam.
- So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trong Đại dương Thế giới.
Đại dương
Hải lưu
Bắc bán cầu
Nam bán cầu
Thái Bình Dương
Tên hải lưu
Vị trí hướng chảy
Tên hải lưu
Vị trí hướng chảy
Nóng
Cư-rô-si-ô
Từ xích đạo lên đông Bắc
Đông úc
Từ xích đạo chảy về hướng đông Nam
Lạnh
- Ca-li-fooc-ni-a
- Grơn-len
- Từ 400B chảy về xích đạo
- Bắc băng dương chảy về ôn đới
Pê-ru (Tây Nam Mĩ)
Từ phía Nam 600N chảy lên xích đạo
Đại Tây Dương
Nóng
Gơn- xtrim
- Từ chí tuyến Bắc – Bắc Âu (Đông Mĩ)
Bra-xin
Xích đạo - Nam
Lạnh
Pê- ru
Từ 600 tây nam – xích đạo
Ben- ghê-la ( Tây Nam Phi)
Phía Nam – xích đạo
- So sánh vị trí và hướng chảy của các dòng biển nói trên ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trong Đại dương Thế giới?
HS nhìn lại bảng so sánh 
- Hầu hết các dòng biển nóng ở 2 bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp (khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao (khí hậu ôn đới) 
- Các dòng biển lạnh ở 2 bán cầu đều xuất phát từ vùng vĩ độ cao (Vùng cực) chảy về vùng vĩ độ thấp 
KL:
- Hầu hết các dòng biển nóng ở 2 bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp (khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao (khí hậu ôn đới) 
- Các dòng biển lạnh ở 2 bán cầu đều xuất phát từ vùng vĩ độ cao (Vùng cực) chảy về vùng vĩ độ thấp 
( khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới
Kiến thức 2: (10 phút)
a) Mục đích hoạt động: Tìm hiểu H65 SGK So sánh nhiệt độ của các điểm A, B, C, D cùng nằm trên vĩ độ 600 Bắc 
Nội dung: so sánh nhiệt độ của các điểm A, B, C, D cùng nằm trên vĩ độ 600 Bắc.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Treo lược đồ H65
Hướng dẫn: Vị trí ở 4 điểm đó nằm ở vĩ độ nào?
- Đánh dấu 4 điểm từ phải sang trái theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Điểm nào gần dòng biển nóng, lạnh (tên)? nhiệt độ?
- Kết luận về ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh đến khí hâu các vùng xung quanh
Y/c HS trao đổi nhóm (5 phút) trả lời câu hỏi
+ Ý nghĩa của dòng biển nóng, lạnh?
Quan sát lược đồ H65
+ 600 Bắc 
+ Dòng nóng 1, 2
+ Dòng lạnh 3, 4 
+ HS trao đổi nhóm (5 phút) trả lời câu hỏi SGK.
- Đd nhóm trả lời,
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
-> KL
2. Bài tập 2
Dựa vào lược đồ H65 đưới đây hãy:
- So sánh nhiệt độ của các điểm A, B, C, D cùng nằm trên vĩ độ 600 Bắc.
- Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua.
KL: - Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn
Vd Dòng biển nóng ở vịnh Mêxicô làm thay đổi rất nhiều đặc trưng khí hậu của Tây Âu.
- Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ
-> Nắm vững quy luật của hải lưu có ý nghĩa to lớn trong việc vận tải, phát triển nghề cá, củng cố quốc phòng.
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm ( 3 phút)
a) Mục đích hoạt động: HS xác định được dòng biển nóng và lạnh: TBD & ĐTD
 Nội dung: xác định dòng biển nóng và lạnh: TBD & ĐTD
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
 Em hãy xác định dòng biển nóng và lạnh: TBD & ĐTD
HS xác định dòng biển nóng và lạnh: TBD & ĐTD trên lược đồ.
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: HS tìm hiểu vai trò của dòng biển như thế nào?
Nội dung: vai trò của dòng biển
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
Vai trò của dòng biển như thế nào?
- Ảnh hưởng tới khí hậu ven bờ nơi chúng chảy qua
- Hình thành những ngư trường lớn
- Có ý nghĩa to lớn đối với việc vận tải biển, phát triển nghề cá và bảo vệ an ninh quốc phòng
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
a) Mục đích hoạt động: Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập thực hành 25, ở tập bản đồ địa lí 6
Nội dung: Hướng dẫn hoàn thành bài tập thực hành, chuẩn bị bài mới
b) Cách thức tổ chức hoạt động: 
- GV:
 + Học bài cũ. Đọc và tìm hiểu bài 26: Đất các nhân tố hình thành đất
+ Đất gồm có mấy thành phần chính ? 
+ Cho biết đặc điểm các thành phần của đất ?
+ Vai trò của từng thành phần?
- HS: học bài làm bài tập, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV
+ Hoàn thành bài tập thực hành 25, ở tập bản đồ địa lí 6
+ Nghiên cứu bài 26 
+ Tìm hiểu các loại đất ở địa phương em
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC: (4 phút) 
- GV dự kiến một số câu hỏi bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn: 
+ Xác định vị trí và hướng chảy của dòng biển nóng, lạnh ở TBD và ĐTD?
+ Cho biết ảnh hưởng của các dòng nóng, lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua?
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học: nhận xét, ưu điểm và hạn chế, hướng khắc phục.
V. RÚT KINH NGHIỆM GV:..
HS:
Châu Thới, ngày tháng 3 năm 2019
Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_32_thuc_hanh_su_chuyen_dong_cua_ca.doc