Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 31: Biển và đại dương - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức

           - Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau

- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương là: sóng, thủy triều và dòng biển

- Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển

2. Kỹ năng: Biết nguyên nhân làm cho nước biển đại dương có muối.

3. Thái độ: ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nước biển.

II. Chẩn bị

Thầy : - Bản đồ thế giới. Bản đồ dòng biển

 - Tranh ảnh về sóng thủy triều

Trò : - đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 31: Biển và đại dương - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 31: Biển và đại dương - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 31: Biển và đại dương - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 20/ 03/ 2018
Tuần: 31; tiết: 31
Bài 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
	- Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau
- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương là: sóng, thủy triều và dòng biển
- Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển
2. Kỹ năng: Biết nguyên nhân làm cho nước biển đại dương có muối.
3. Thái độ: ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường nước biển.
II. Chẩn bị
Thầy : - Bản đồ thế giới. Bản đồ dòng biển
 - Tranh ảnh về sóng thủy triều
Trò : - đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
a. Sông và hồ khác nhau như thế nào?
b. Thế nào là hệ thống sông, lưu vự sông?
2. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
HĐ 1 : Tìm hiểu độ muối của biển và đại dương (8’)
- Ban đầu nước biển từ đâu mà có? Tại sao nước biển không thể cạn ?
- Xác định trên bản đồ 4 đại dương thông nhau ?
- Giới thiệu cách sản xuất muối đơn giản. 
- Tại sao nước biển lại mặn?
- Độ muối do đâu mà có? 
- Tại sao nước biển ở vùng chí tuyến lại mặn hơn các vùng khác ?
- độ muối ở biển nước ta là bao nhiêu ?
- Tại sao độ muối ở biển nước ta lại thấp hơn mức trung bình ?
- HS mô tả 
+ HS nghe
- Vì nước biển hòa tan nhiều loại muối
- Độ muối là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong các lục địa đưa ra.
- 32‰
- Vì lượng mưa trung bình ở nước ta lớn.
1. Độ muối của biển và đại dương
- Các biển và đại dương đều thông với nhau. Độ muối trung bình của nước biển là 35‰
- Độ muối là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong các lục địa đưa ra.
HĐ 2 : Tìm hiểu về Sự vận động của nước biển và đại dươmg (12’)
- Yêu cầu HS Quan sát H61, nhận biết hiện tượng sóng biển ?
- GV Khi ta thấy sóng dào dạt từng đợt xô vào bờ chỉ là ảo giác. Thực chất sóng chỉ là sự vận động tại chỗ của các hạt nước ?
- Vậy sóng là gì?
* Xoáy sâu: nguyên nhân sinh ra sóng biển? 
- Nguyên nhân tạo ra sóng ?
- Sức phá hoại của sóng thần và sóng biển khi có bão lớn ?
- Y/c HS quan sát H62, 63 nhận xét sự thay đổi của ngấn nước ven bờ biển ? Diện tích ?
GV Nước biển lúc dâng cao, lúc lùi xa gọi là nước thủy triều .
+ Thủy triều là gì ? có mấy loại ?
- Ngày triều cường vào thời gian nào ? Ngày triều kém vào thời gian nào ?
Nguyên nhân :
- Triều cường : do sự phối hợp sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời lớn nhất.
- Triều kém : sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời lớn nhất.
KL : như vậy vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất có quan hệ chặt chẽ với thủy triều.
* Xoáy sâu: nguyên nhân sinh ra thủy triều?
Vd : Việc nghiên cứu và nắm quy luật lên xuống của thủy triều phục vụ cho nền kinh tế quốc dân trong các nghành : đánh các sản xuất muối, hằng hải
- Sử dụng năng lượng thủy tiều (than xanh)
- Bảo vệ tổ quốc (nhân dân ta đã chiến thắng quân Nguyên ba lần trên sông Bạch Đằng)...
* THMT: Biết vai trò của biển và đại dương đ/v đời sống, sản xuất của con người trên TĐ và vì sao phải bảo vệ nước biển và đại dương khỏi bị ô nhiễm?
- Biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển, đại dương và hậu quả..
- Quan sát H61, nhận biết hiện tượng sóng biển ?
- HS nghe và ghi nhận
- Là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng. Đó
- Chính là gió ngoài ra còn có núi lửa, động đất ở đáy..
- Gió càng to thì sóng càng lớn. Bão càng lớn thì phá hoại của sóng càng mạnh.
- HS quan sát H62,63 nhận xét sự thay đổi của ngấn nước ven bờ biển ? Diện tích ?
- Có 3 loại :
 1. đúng quy luật – bán nhật triều
 2. Không đúng quy luật – nhật triều
3. Không đúng quy luật – thủy triều không đều 
- Nguyên nhân : Là sức hút của Mặt Trăng và 1 phần của Mặt Trời làm nước biển và đại dương vận động lên xuống
- Vai trò của biển và đại dương:
- Nguyên nhân gâu ô nhiễm:
- Hậu quả ô nhiễm nước biển, đại dương:
- Biện pháp phòng tránh
2. Sự vận động của nước biển và đại dươmg
a. Sóng biển
- Là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng. Đó là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nươc biển.
- Gió là nguyên nhân chính tạo ra sóng
b. Thủy triều 
- Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì. 
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều :
 Là sức hút của Mặt Trăng và 1 phần của Mặt Trời làm nước biển và đại dương vận động lên xuống
HĐ3 : Tìm hiểu dòng biển (10’)
Y/c HS nghiên cứu thông tin mục 3 SGK
- Dòng biển là gì ?
* Xoáy sâu: nguyên nhân sinh ra dòng biển?
- Qs H64 đọc tên các dòng biển nóng lạnh và sự phân bố ?
- Dựa vào đâu chia ra dòng biển nóng, lạnh ?
- Vai trò của dòng biển đối với khí hậu, giao thông, đánh bắt hải sản ?
- Vì sao con người phải bảo vệ biển ?
- HS nghiên cứu thông tin mục 3 SGK
- Là sự chuyển động nước với lưu lượng lớn trên quãng đường dài trong các biển và đại dương.
- Chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió tín phong gió Tây ôn đới.
+ Những dòng biển nóng chảy từ xích đạo lên vùng có vĩ độ cao.
- Những dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao xuống vùng có vĩ độ thấp.
- Dựa vào nhiệt độ của dòng biển chênh lệch với nhiệt độ khối nước xung quanh, nơi xuất phát các dòng biển
- HS liên hệ thực tế
3. Dòng biển :
- Dòng biển là sự chuyển động nước với lưu lượng lớn trên quãng đường dài trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân : chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió tín phong gió Tây ôn đới.
- Các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua.
4. Củng cố (5’)
- Vì sao độ muối của các biển và đại dương khác nhau ?
- Nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất ?
- Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3’)
- HS về nhà học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 75
- Đọc bài đọc thêm trang 75. Trả lời các câu hỏi trong bài
- Đọc tìm hiểu trước bài 25 : Thực hành. Sự chuyển động của các dòng biển 
trong đại dương
+ Xác định dòng biển nóng lạnh 
+ Ý nghĩa của dòng biển nóng, lạnh?
IV. Rút kinh nghiệm
Thầy:
Trò:
Châu Thới, ngày tháng năm
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_31_bien_va_dai_duong_nam_hoc_2017.doc