Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 28: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. . Kiến thức, kĩ năng, thái độ

* Kiến thức: Nhằm củng cố khắc sâu một số kiến thức cơ bản các em đã học về  Các thành phần tự nhiên của Trái Đất: 

- Các mỏ khoáng sản

-  Lớp vỏ khí

- Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

- Khí áp và gió trên Trái Đất

- Hơi nước trong không khí. Mưa

- Các đới khí hậu trên Trái Đất

* Kĩ năng: Tư duy, biết phân tích kênh hình và kênh chữ

* Thái độ: Các em yêu thích môn học, biết góp phần vào việc bảo vệ trái đất

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học, đọc hiểu: các em ôn lại một số kiến thức đã học

- Năng lực hợp tác nhóm (cặp đôi): trình bày và trao đổi thông tin đưa ra kiến thức.

doc 8 trang Khánh Hội 19/05/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 28: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 28: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 28: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 28; Tiết: 28
Ngày soạn: 25/ 02/ 2019
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. . Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức: Nhằm củng cố khắc sâu một số kiến thức cơ bản các em đã học về Các thành phần tự nhiên của Trái Đất: 
- Các mỏ khoáng sản
- Lớp vỏ khí
- Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- Khí áp và gió trên Trái Đất
- Hơi nước trong không khí. Mưa
- Các đới khí hậu trên Trái Đất
* Kĩ năng: Tư duy, biết phân tích kênh hình và kênh chữ
* Thái độ: Các em yêu thích môn học, biết góp phần vào việc bảo vệ trái đất
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học, đọc hiểu: các em ôn lại một số kiến thức đã học
- Năng lực hợp tác nhóm (cặp đôi): trình bày và trao đổi thông tin đưa ra kiến thức.
II. Chuẩn bị:
GV: - Quả địa cầu
- Tranh phóng to H45, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 58, SGK (nếu có)
HS: Ôn bài cũ
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới (36’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cơ bản
HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (1 phút)
Mục đích hoạt động: Dẫn dắt học sinh vào bài ôn tập một số kiến thức các em đã học chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết
 Nội dung: Các mỏ khoáng sản, lớp vỏ khí, thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí, khí áp và gió trên Trái Đất, hơi nước trong không khí. Mưa, các đới khí hậu trên Trái Đất.
GV: giới thiệu nội dung ôn tập một số kiến thức các em đã học để chuẩn bị cho kiểm tra một tiết sắp tới.
- HS lắng nghe
HĐ2 : Hoạt động tìm tòi tiếp nhận kiến thức
Kiến thức : (20 phút)
Mục đích hoạt động: ôn lại lí thuyết 
Nội dung: : Các mỏ khoáng sản, lớp vỏ khí, thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí, khí áp và gió trên Trái Đất, hơi nước trong không khí. Mưa, các đới khí hậu trên Trái Đất.
+ Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là quặng khoáng sản?
+ Dựa vào công dụng người ta có thể phân chia khoáng sản làm mấy nhóm, tên gọi mỗi nhóm?
+ Theo nguồn gốc phát sinh, người ta phân chia khoáng sản làm mấy loại. Nêu tên một số khoáng sản?
+ Kể một số mỏ khoáng sản lớn hiện đang được khai thác và sử dụng trong nghành công nghiệp nước ta?
+ Không khí gồm những thành phần nào, mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
+ Lớp vỏ khí hay khí quyển là gì? Bề dày của khí quyển?
+ Lớp vỏ khí được chia bao nhiêu tầng? Nêu vị trí và đặc điểm của mỗi tầng?
+ Ô nhiễm không khí là gì? Vấn đề chống ô nhiễm không khí hiện nay trên thế giới như thế nào?
+ Các khối khí là gì? Các khối khí này chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên nào?
+ Dựa vào đâu người ta phân chia thành khối khí nóng, lạnh, khối khí đại dương, lục địa?
+ Thời tiết là gì? Khí hậu là gì?
+ Nêu rõ điểm giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
+ Nhiệt độ không khí do đâu mà có?
+ Nhiệt độ không khí trên mặt đất cao nhất vào lúc nào, tại sao?
+ Ở các trạm khí tượng người ta đo nhiệt độ không khí mỗi ngày của một nơi bằng cách nào, kết quả gọi là gì?
+ Vì sao có sự khác nhau về nhiệt độ không khí giữa đại dương và lục địa?
+ Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo vĩ độ địa lí?
+ Khí áp là gì? Tên dụng cụ đo khí áp, có mấy loại dụng cụ đo thường dùng?
+ Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp và khí áp cao? Các đai khí áp này nằm ở vĩ độ là bao nhiêu?
+ Nêu đặc điểm của gió tín phong và gió tây ôn đới?
+ Hoàn lưu khí quyển là gì?
+ Gió mùa ở nước ta là loại gió như thế nào? Tính chất?
+ Độ ẩm của không khí là gì? 
+ Dụng cụ đo độ ẩm không khí?
+ Lượng hơi nước chứa trong không khí chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố nào?
+ Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa?
+ Dụng cụ đo lượng mưa là gì? Cách tính lượng mưa trong ngày, tháng năm của một địa phương?
+ Sương là gì có bao nhiêu loại sương?
+ Người ta chia bề mặt Trái Đất làm mấy vành đai nhiệt? dựa vào các yếu tố nào?
+ Tương ứng với các vành đai nhiệt, bề mặt Trái Đất có những đới khí hậu nào? Ranh giới giữa các đới khí hậu?
* Xoáy sâu: trên Trái Đất có mấy đới khí hâu? Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất?
+ Khoáng sản là khoáng vật
+ 3 nhóm: năng lượng, kim loại, phi kim loại.
+ 2 loại : Mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.
+ Mỏ than ở Hòn Gai, Cẩm Phả. Mỏ sắt ở Thái Nguyên. Mỏ dầu lửa ở vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Thành phần không khí gồm: 
Khí ôxi: 21% 
Khí Nitơ: 78% 
Hơi nước và khí khác: 1% 
+ Lớp vỏ khí bao quanh Trái Đất chúng ta đang sống.
+ 3 tầng: Đối lưu, bình lưu, tầng cao khí quyển.
+ Ô nhiễm không khí là bầu không khí xung quanh con người đang sống bị ô nhiễm do ..
+ Là các bộ phận không khí bao phủ những vùng đất đai rộng lớn (hàng nghìn km). Chịu ảnh hưởng của nhiệt độ độ ẩm, khí áp
+ Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng, lạnh
+ Căn cứ vào mặt tiếp xuc bên dưới là đại dương hay đất liền người ta chia ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
+ HS nêu khái niệm: Thời tiết, khí hậu. 
# nhau: Đều là trạng thái của lớp khí quyển như, nhiệt độ, khí áp, gió, độ ẩm, lượng mưa
- Khác nhau về thời gian
+ Mặt đất hấp thụ nhiệt của Mặt Trời rồi bức xạ lại không khí làm cho kk nóng lên
+ 13 giờ vì không khí nóng chậm hơn mặt đất
+ Ở các trạm khí tượng người ta đo nhiệt độ không khí mỗi ngày 3 lần vào lúc 5, 13 và 21 giờ rồi trung bình cộng của 3 kết quả trên
+ Do nước trong các đại dương nóng chậm, nguội lâu, còn lục địa nóng mau nhưng nguội mau
+ Nhiệt độ không khí cao ở vùng xích đạo và giảm dần về 2 cực
+ Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đấtdo trọng lượng của không khí tạo nên
+ 3 đai khí áp thấp: vùng xích đạo( O0) và 2 vùng vĩ độ (600) B&N
4 đai khí áp cao ở 2 vùng vĩ độ (300) B&N và 2 vùng cực BN (900)
+ Ở nước ta có gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) Từ tháng 11 đến tháng 4 
và gió mùa mùa hạ
 + Độ ẩm không khí là lượng hơi nước nhất định chứa được trong không khí. 
+ Dụng cụ đo độ ẩm không khí là ẩm kế
+ Khi không khí bốc lên cao bị lạnh dần hơi nước xẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ là mây. Gặp đk thuận lợi hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm cho các hạt nước to dần lên rơi xuống mặt đất thành mưa.
+ Vũ kế
+ Sương là sự ngưng tụ hơi nước ở lớp không khí gần mặt đất.
+ Dựa vào các chí tuyến và vòng cực, người ta chia bề mặt Trái Đất làm 5 vành đai nhiệt
- Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu theo vĩ độ : 
+ Một đới nóng
+ Hai đới ôn hòa
+ Hai đới lạnh
A. Lí thuyết
1. Các mỏ khoáng sản:
- Khoáng sản là khoáng vật
- 3 nhóm khoáng sản 
+ Nhóm năng lượng, 
+ kim loại, 
+ phi kim loại.
- 2 loại khoáng sản 
+ Mỏ nội sinh,
+ Mỏ ngoại sinh
2. Lớp vỏ khí
- Thành phần không khí gồm: 
+ Khí ôxi: 21% 
+ Khí Nitơ: 78% 
+ Hơi nước và khí khác: 1% 
- Lớp vỏ khí được chia ba tầng:
+ Đối lưu 
+ Bình lưu
+ Tầng cao khí quyển 
- Các khối khí:
+ Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng, lạnh
+ Căn cứ vào mặt tiếp xuc bên dưới là đại dương hay đất liền người ta chia ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.
3. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- Thời tiết là gì? Khí hậu là gì?
- Nhiệt độ không khí vầ cách đo nhiệt độ không khí
- Sự thay đổi nhiệt độ của không khí
4. Khí áp và gió trên Trái Đất
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đấtdo trọng lượng của không khí tạo nên
- Dụng cụ đo khí áp lad áp kế, có 2 loại khí áp kế thủy ngân và khí áp kế kim loại
- Hoàn lưu khí quyển:
5. Hơi nước trong không khí. Mưa
- Hơi nước và độ ẩm của không khí
+ Độ ẩm không khí là lượng hơi nước nhất định chứa được trong không khí. Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là nước các biển và đại dương
+ Dụng cụ đo độ ẩm không khí là ẩm kế
- Dụng cụ đo lượng mưa gọi là thùng đo mưa hay vũ kế
- Cách tính lượng mưa trong ngày, tháng năm của một địa phương?
6. Các đới khí hậu trên Trái Đất
- Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất
- Sự phân chia bề mặt Trái 
Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm (10 phút)
Mục đích hoạt động: HS hoạt động cá nhân, chọn đáp án đúng
Nội dung: Câu hỏi trắc nghiệm
Yêu cầu HS hoạt động nhóm (cặp đôi) làm bài tập trắc nghiệm
1. Mỏ khoáng sản là:
a. Khoáng sản tập trung với tỉ lệ cao, có giá trị khai thác cao
b. Khoáng sản tập trung với tỉ lệ thấp
c. Khoáng sản không có giá trị khai thác
d. Mỏ khoáng sản: Đồng, chì, kẽm
2. Nước ta có mỏ dầu lửa đang khai thác thuộc vùng biển?
a. Bà rịa – vũng tàu
b. Rạch gGá – Kiên Giang
c. Vũng Cam Ranh
d. Vịnh Bắc Bộ
3. Thành phần không khí ảnh hưởng lớn đến sự sống các sinh vật và sự cháy?
a. Hơi nước
b. Khí Cacbonic
c. Khí Nitơ
d. Khí oxy
4. Khi đo nhiệt độ không khí người ta đặ nhiệt kế:
a. Trong bóng râm
b. Trong bóng râm cách mặt đất 2m
c. Ngoài trời,cách mặt đất 2m
d. Trong phòng, cách tường 2m
5. Gió mùa Đông Bắc ở nước ta thường hoạt động vào tháng nào?
a. Tháng 11-> 4
b. Tháng 5 -> 10
c. Tháng 7->12
d. Tháng 1 -> 6
6. Trên Trái Đất gồm có 7 đai áp cao và thấp trong đó có:
a. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp
b. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
c. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
d. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
7. Hơi nước trong không khí trên bề mặt Trái Đất được cung cấp chủ yếu từ nguồ nước:
a. Sông, hồ, ao.
b. Biển và đại dương
c. Sing vật thải ra
d. Băng tuyết tan
8. Nước ta nằm trong đới khí hậu:
a. Xích đới nửa cầu Bắc
b. Nhiệt đới nửa cầu Nam
c. Nhiệt đới nửa cầu Bắc
d. Ôn đới nửa cầu Nam
- HS hoạt động nhóm (cặp đôi), làm bài tập trắc nghiệm
Đáp án:
1. a
2. a
3. d
4. b
5. a
6. d
7. b
8. c
B. Bài tập câu hỏi trắc nghiệm.
* Chọ câu trả lời đúng trong các câu sau
1. Mỏ khoáng sản là:
a. Khoáng sản tập trung với tỉ lệ cao, có giá trị khai thác cao
b. Khoáng sản tập trung với tỉ lệ thấp
c. Khoáng sản không có giá trị khai thác
d. Mỏ khoáng sản: Đồng, chì, kẽm
2. Nước ta có mỏ dầu lửa đang khai thác thuộc vùng biển
a. Bà rịa – vũng tàu
b. Rạch gGá – Kiên Giang
c. Vũng Cam Ranh
d. Vịnh Bắc Bộ
3. Thành phần không khí ảnh hưởng lớn đến sự sống các sinh vật và sự cháy
a. Hơi nước
b. Khí Cacbonic
c. Khí Nitơ
d. Khí oxy
4. Khi đo nhiệt độ không khí người ta đặ nhiệt kế:
a. Trong bóng râm
b. Trong bóng râm cách mặt đất 2m
c. Ngoài trời,cách mặt đất 2m
d. Trong phòng, cách tường 2m
5. Gió mùa Đông Bắc ở nước ta thường hoạt động vào tháng nào?
a. Tháng 11-> 4
b. Tháng 5 -> 10
c. Tháng 7->12
d. Tháng 1 -> 6
6. Trên Trái Đất gồm có 7 đai áp cao và thấp trong đó có:
a. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp
b. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
c. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
d. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
7. Hơi nước trong không khí trên bề mặt Trái Đất được cung cấp chủ yếu từ nguồ nước:
a. Sông, hồ, ao.
b. Biển và đại dương
c. Sing vật thải ra
d. Băng tuyết tan
8. Nước ta nằm trong đới khí hậu:
a. Xích đới nửa cầu Bắc
b. Nhiệt đới nửa cầu Nam
c. Nhiệt đới nửa cầu Bắc
d. Ôn đới nửa cầu Nam
HĐ4: Hoạt động vận dụng và mở rộng (5 phút) 
Mục đích hoạt động: mở rộng, liên hệ thực tế
Nội dung: ô nhiễm không khí và hậu qủa của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ozon...
- Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí và hậu qủa của sự ô nhiễm không khí? 
- là HS chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ozon...
- Những yếu tố khách quan: gây nên hiện tượng không khí ô nhiễm là các yếu tố thuộc về tự nhiên như: núi lửa phun trào tạo ra nhiều khói bụi và các loại khí mê-tan, sunfua độc hại.
- yếu tố chủ quan: các hoạt động của con người trong đó chủ yếu phát sinh từ hoạt động công nghiệp. Các quá trình đốt nhiên liệu như đốt than, đốt xăng dầutừ các nhà máy thải vào không khí rất nhiều khí độc hại. Đây cũng chính là nguồn phát sinh chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường không khí hiện nay.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (3 phút) 
Mục đích hoạt động: HS về nhà biết cách học bài và rèn kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm
Nội dung: : Các mỏ khoáng sản, lớp vỏ khí, thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí, khí áp và gió trên Trái Đất, hơi nước trong không khí. Mưa, các đới khí hậu trên Trái Đất.
- GV: HS về nhà học học bài, ôn kĩ các bài đã học, chuẩn bị dụng cụ viết thước, tiết sau kiểm tra 1 tiết
- HS: + Về nhà học bài, làm bt theo hướng dẫn của GV.
 + Chuẩn bị dụng cụ viết thước, tiết sau kiểm tra 1 tiết
 IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học: (5 phút) 
- Cho học sinh trả lời câu hỏi sau: 
+ Khoáng sản là gì? Thế nào gọi là quặng khoáng sản?
+ Không khí gồm những thành phần nào, mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
+ Thời tiết là gì? Khí hậu là gì? Nêu rõ điểm giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
+ Khí áp là gì? Tên dụng cụ đo khí áp, có mấy loại dụng cụ đo thường dùng?
+ Người ta chia bề mặt Trái Đất làm mấy vành đai nhiệt? dựa vào các yếu tố nào?
- Yêu cầu HS nhắc lai kiến thức vừa ôn
- GV nhấn mạnh phần trọng tâm của bài.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học:
V. Rút kinh nghiệm:
GV:...HS. 
Châu Thới, ngày tháng năm 2019
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_28_on_tap_nam_hoc_2018_2019_truong.doc