Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 24: Khí áp và gió trên Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và áp thấp trên Trái Đất

- Nêu được tỉ lệ, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là Tín phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển

2. Kĩ năng

- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả về các loại gió thường xuyên trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu khí quyển

3. Thái độ: các em yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy: tranh phóng to Hình vẽ 58. Các đai khí áp trên trái Đất. 

H59. các loại gió chính trên Trái Đất và các hoàn lưu khí quyển.

2. trò: Xem trước bài 24, Sách giáo khoa, vở ghi

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 24: Khí áp và gió trên Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 24: Khí áp và gió trên Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 24: Khí áp và gió trên Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 15/1/2019
Tuần 24; Tiết 24
Bài 19. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và áp thấp trên Trái Đất
- Nêu được tỉ lệ, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, đặc biệt là Tín phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả về các loại gió thường xuyên trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu khí quyển
3. Thái độ: các em yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
1. Thầy: tranh phóng to Hình vẽ 58. Các đai khí áp trên trái Đất. 
H59. các loại gió chính trên Trái Đất và các hoàn lưu khí quyển. 
2. trò: Xem trước bài 24, Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (6p)
a. Thời tiết khác khí hậu ở chỗ nào? 
b. Nhiệt độ không khí là gì? Cách đo nhiệt độ không khí? Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào? 
Đáp án
a. Thời tiết khác khí hậu
 - Thời tiết
+ Là hiện tượng khí tượng xảy ra ở 1 địa phương trong thời gian ngắn. 
+ Thời tiết luôn thay đổi. 
- Khí hậu
+ Là sự lặp đi lặp lại của thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài (nhiều năm)
 + Khí hậu có tính qui luật. 
b. Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí.
 - Nhiệt độ không khí đo bằng nhiệt kế để trong bóng râm, cách mặt đất 2m 
 - Nhiệt độ không khí thay đổi theo:
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí xa hay gần biển. Càng gần biển càng mát mẻ. + Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. 
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ. Càng xa xích đạo về 2 cực nhiệt độ càng giảm dần. 
3. Nội dung bài mới: (31p)
GV giới thiệu. Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí trên mặt đất, nhưng nhờ có khí áp kế, người ta vẫn đo được khí áp trên mặt đất. Không khí bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp, sinh ra gió. Trên bề mặt Trái Đất có các loại gió thường xuyên thổi theo những hướng nhất định như Tín phong, gió Tây ôn đới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khí áp, các đai khí áp trên Trái đất (15p)
- Không khí có trọng lượng không?
- Nêu độ dày của lớp vỏ khí?
- Khí áp là gì?.
- Dụng cụ đo khí áp là gì?
- Thường thì người ta lấy chiều cao của cột thủy ngân tính bằng milimet để chỉ khí áp
GV giới thiệu thêm.
- Khí áp trung bình chuẩn ở ngang mặt nước biển bằng trọng lượng của 1 cột thủy ngân có tiết diện 1cm2 và cao 760mm
+ Nếu > 760mm thủy ngân: áp cao.
+ Nếu < 760mm thủy ngân: áp thấp.
- Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đến cực
- Chia nhóm phân công nhiệm vụ.
+ Nhóm 1,4: Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?
+ Nhóm 2,3: Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào?
Nhận xét về sự phân bố này (áp thấp, cao xen kẽ)
* Xoáy sâu: Khí áp, các đai khí áp trên Trái đất
- Khí áp là gì?
- Trên bề mặt trái Đất có mấy áp cao và mấy áp thấp?
- Không khí tuy dày nhưng vần có trọng lượng
- Độ dày của lớp vỏ khí lên đến 60.000km
- Là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất
- Khí áp kế
- Hoạt động nhóm (3 p)
+ Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ: 00, 600
+ Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ: 300, 900
1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái đất
a) Khí áp
- Là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất
b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái đất
- Ở vĩ độ 00: áp thấp.
- Ở vĩ độ 300: áp cao.
- Ở vĩ độ 600: áp thấp 
- Ở vĩ độ 900: áp cao 
Hoạt động 2: Gió và các loại hoàn lưu khí quyển (16p)
- Y/c HS nghiên cứu tin mục 2 SGK
- Dựa vào SGK, định nghĩa về gió?
- Quan sát H51, trả lời 2 câu hỏi SGK (mục 2)
- Vì sao gió không thổi theo hướng kinh tuyến mà lại như H51.
-Y/C HS làm việc theo nhóm
- Vì sao gió Tín phong lại thổi từ 300 BN → về xích đạo?
- Vì sao gió Tây ôn đới thổi từ 300 BN →600 BN?
- Hai loại gió này tạo thành 2 hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất
- HS nghiên cứu tin mục 2 SGK
HS: quan sát H51, trả lời 2 câu hỏi SGK (mục 2)
- Do sự vận động tự quay của Trái Đất, các vật chuyển động đều có sự lệch hướng
HS làm việc theo nhóm (3 p)
 - Tín phong là gió thổi từ các đai cao áp chí tuyến về đai áp thấp xích đạo.
- Gió Tây ôn đới là gió thổi từ các đai cao áp chí tuyến về các đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 60. 
2. Gió và các loại hoàn lưu khí quyển
a) Gió
- Là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao đến khu khí áp thấp.
b) Các loại gió thường xuyên trên Trái đất
- Gió Tín phong: Thổi từ khoảng 300(B,N) về xích đạo.
- Gió Tây ôn đới: Thổi từ 300 (B,N) về 600 (B,N).
- Ngoài ra còn có gió Đông cực.
- Tín phong là gió thổi từ các đai cao áp chí tuyến về đai áp thấp xích đạo.
- Gió Tây ôn đới là gió thổi từ các đai cao áp chí tuyến về các đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 60. 
- Hai loại gió này tạo thành 2 hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên Trái Đất
4. Củng cố (5’)
* Đánh dấu x vào ý em cho là đúng nhất.
1. Gió là không khí chuyển động từ: 
- Cao xuống thấp
- Nơi áp thấp về nới áp cao
- Nơi áp cao về nơi áp thấp
2. Gió Tín phong thổi từ: 
- Làm bài tập số 4 SGK.
 - Tìm hiểu về mưa. GV chuẩn bị thùng đo mưa.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
 - Học bài cũ và hoàn thành câu hỏi bài tập sgk.
 - Đọc trước bài mới. ( Bài 20: hơi nước trong không khí, mưa)
+ Thành phần không khí chiếm bao nhiêu phần trăm hơi nước?
+ Nguồn cung cấp chính hơi nước trong không khí ?
+ Ngoài ra còn có nguồn cung cấp hơi nước nào khác?
+ Tại sao trong không khí lại có độ ẩm?
+ Muốn tính lượng mưa ở một địa phương ta làm như thế nào?
IV. Rút kinh nghiệm
Thầy:
Trò:
Châu Thới, ngày tháng 01 năm 2019
Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_24_khi_ap_va_gio_tren_trai_dat_nam.doc