Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 21: Thực hành đọc bản đồ (Hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được.

- Biết được khái niệm: đường đồng mức

- Đo tính độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ

- Đọc và sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức

 2. Kỹ năng:

           - Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.

3. Thái độ: Tự giác tích cực học tập.

II. Chuẩn bị

Thầy:    - Tranh vẽ: - H 44: Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

           - Bản đồ địa hình tỉ lệ lớn có đường đồng mức.

Trò: đọc bài trước ngiên cứu thông tin..

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định Lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ  (Ko)

3. Nội dung bài mới (36’) 

doc 3 trang Khánh Hội 19/05/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 21: Thực hành đọc bản đồ (Hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 21: Thực hành đọc bản đồ (Hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 21: Thực hành đọc bản đồ (Hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 21; Tiết: 21
Ngày soạn: 25/ 12/ 2018
Bài 16: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được.
- Biết được khái niệm: đường đồng mức
- Đo tính độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ
- Đọc và sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức
 2. Kỹ năng:
 	- Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
3. Thái độ: Tự giác tích cực học tập.
II. Chuẩn bị
Thầy: - Tranh vẽ: - H 44: Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn
 	- Bản đồ địa hình tỉ lệ lớn có đường đồng mức.
Trò: đọc bài trước ngiên cứu thông tin..
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định Lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (Ko)
3. Nội dung bài mới (36’) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
HĐ1:: HDHS Tìm hiểu đường đồng mức. (18’)
- GV yêu cầu hs quan sát H44 sgk và hình của gv trên bảng.
- GV giới thiệu và chỉ các đường đồng mức trên bản đồ.
* Xoáy sâu: Đường đồng mức là đường như thế nào?
- Đọc độ cao của các đường đồng mức trên bản đồ?
- Các đường đồng mức cách đều nhau như thế nào?
- Tại sao dựa vào các đường đồng mức chúng ta biết được hình dạng của địa hình?
Chú ý quan sát H44 sgk và hình của gv trên bảng.
- Chú ý lắng nghe và theo dõi.
- Là đường nối những điểm có cùng độ cao trên bản đồ.
 - Đọc trên lược đồ.
- Cách đều nhau 100m
- Các đường đồng mức gần nhau vậy địa hình dốc.
1. Đường đồng mức.
- Là đường nối những điểm có cùng độ cao trên bản đồ.
- Các đường đồng mức càng gần nhau địa hình càng dốc.
HĐ2:. HDHS tìm các đặc điểm của địa hình dựa vào đường đồng mức. (18’)
- GV hướng dẫn hs cách tìm điểm độ cao của một số địa điểm.
- Gọi hs đọc phần yêu cầu bài tập phần 2.
- GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành nội dung bài tập 
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày các kết quả.
- Xác định trên lược đồ hướng từ đỉnh A1 đến đỉnh A2?
- Sự chênh lệch về độ cao của 2 đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
- Dựa vào đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2, B1, B2, B3
* Nâng cao: Đo tính độ cao, khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2?
- Quan sát các đường đồng mức ở 2 sườn phía đông và phía tây của núi A1 và cho biết sườn nào dốc hơn?
- GV đưa đáp án chuẩn.
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
- GV chuẩn xác kiến thức. 
- Chú ý lắng nghe.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Hoạt động theo 4 nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Cả lớp chú ý quan sát và ghi nhận.
- Đỉnh A1= 900m; A2 = 600m
- Sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đường đồng mức.là 100m 
- Đỉnh A1 cách A2 = 7500m
- Sườn phía Tây dốc hơn sườn phía Đông
- Lắng nghe ghi bài.
2. bài tập 2:
- Sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đường đồng mức.là 100m 
- Độ cao của các đỉnh
- Đỉnh A1= 900m; 
 A2 = 600m
 B1 = 500m;
 B2 = 650m
 B3 = 7500m
- Đỉnh A1 cách A2 = 7500m
- Sườn phía Tây dốc hơn sườn phía Đông
4. Củng cố.(5’)
- Đường đồng mức là gì ? 
- Vì sao lại nhìn vào đường đồng mức lại biết địa hình dốc hay không dốc.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Học bài, đọc bài trả lời câu hỏi và bài tập trang 51 SGK
- Xem và tìm hiều bài 17 SGK.
+ Thành phần nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhất?
+ Lượmg hơi nước trong không khí có vai trò gì? 
+ Nêu các tầng của lớp vỏ khí và vị trí của mỗi tầng?
+ Tầng gần mặt đất có độ cao trung bình đến 16 km là tầng gì? 
+ Tại sao lên đỉnh núi khoảng 600m ta cảm thấy khó thở? 
+ Nêu đặc điểm của lớp không khí trong tầng đối lưu?
+ Tại sao thời tiết luôn thay đổi?
IV. Rút kinh nghiệm
Thầy:..
Trò:
 Châu Thới, ngày tháng 12 năm 2018
 Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_21_thuc_hanh_doc_ban_do_hoac_luoc.doc