Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 16: Địa hình bề mặt Trái đất (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi; ý nghĩa của dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp

2. Kỹ năng

- Nhận biết địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi qua quan sát tranh ảnh hình vẽ.

- Quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình

3. Thái độ

- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ địa hình bề mặt Trái Đất.

II. Chuẩn bị

Thầy:    - Tranh vẽ H 39: Bình nguyên

     H 40: Địa hình cao nguyên và bình nguyên

     H 41: Bề mặt cao nguyên

  - Bản đồ địa hình Việt Nam hoặc bản đồ tự nhiên thế giới

Trò:  đọc bài trước ngiên cứu thông tin, điền phiếu học tập.

doc 3 trang Khánh Hội 19/05/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 16: Địa hình bề mặt Trái đất (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 16: Địa hình bề mặt Trái đất (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 16: Địa hình bề mặt Trái đất (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 16; Tiết: 16
Ngày soạn: 20/ 11/ 2018
Bài 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi; ý nghĩa của dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp
2. Kỹ năng
- Nhận biết địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi qua quan sát tranh ảnh hình vẽ.
- Quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình
3. Thái độ
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ địa hình bề mặt Trái Đất.
II. Chuẩn bị
Thầy: - Tranh vẽ H 39: Bình nguyên
 H 40: Địa hình cao nguyên và bình nguyên
 H 41: Bề mặt cao nguyên
 - Bản đồ địa hình Việt Nam hoặc bản đồ tự nhiên thế giới
Trò: đọc bài trước ngiên cứu thông tin, điền phiếu học tập.
Đặc điểm
Cao nguyên
Đồi
Bình nguyên ( Đồng bằng)
Độ cao
Đặc điểm hình thái
Kể tên khhu vực nổi tiếng
Giá trị kinh tế
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định Lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Núi là gì? Tiêu chuẩn phân loại núi?
- Địa hình đá vôi có đặc điểm gì? Giá trị kinh tế của địa hình miền núi?
3. Nôi dung bài mới (32’) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
HĐ1: Tìm hiểu bình nguyên (đồng bằng ) (11’)
- Hướng dẫn HS quan sát bản đồ thế giới
+ Xác định đồng bằng của sông Nin ( châu phi), sông Hoàng Hà ( Trung Quốc) và sông Cửu Long ( Việt Nam)?
* Xoáy sâu: Bình nguyên là dạng địa hình như thế nào? Độ cao tương đối là bao nhiêu?
+ Bình nguyên được phân làm mấy loại?
+ Nguyên nhân hình thành bình nguyên?
+ Bình nguyên bồi tụ có những thuận lợi gì?
- Các bình nguyên do phù sa bồi tụ thường bằng phẳng, thấp thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm. Vì vậy, đây cũng là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc
- HS quan sát bản đồ thế giới và quan sát H39
 + Xác định đồng bằng của sông Nin ( châu phi), sông Hoàng Hà ( Trung Quốc) và sông Cửu Long ( Việt Nam),trên bản đồ ? 
+ Bình nguyên là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, độ cao khoảng 200 –> 500m 
+ 2 loại : Bình nguyên do băng hà bào mòn và bình nguyên bồi tụ
+ Do băng hà bào mòn hoặc phù sa của biển hoặc các con sông bồi tụ.
1. Bình nguyên (đồng bằng ) 
- Bình nguyên (đồng bằng) 
 là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.
+ Độ cao tương đối thường dưới 200 m
+ Bình nguyên bồi tụ ở các cửa sông lớn gọi là châu thổ, thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và thưc phẩm
HĐ2: Tìm hiểu cao nguyên (11’)
- Yêu cầu HS nghên cứu thông tin, quan sát H 40. 
 + Tìm những điểm giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?
+ Cao nguyên là gì? 
+ Cao nguyên thuận lợi cho việc phát triển ngành nào? 
+ Giống nhau: Có bề mặt tương đối bằng phẳng.
Khác nhau:
Cao nguyên: có sườn dốc, độ cao từ 500m trở lên
2. Cao nguyên
- Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng có sườn dốc.
+ Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.
+ Cao nguyên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia xúc 
HĐ3: Tìm hiểu Đồi .(10’) 
- Yêu cầu HS nghên cứu thông tin mục 3 SGK
 Giữa miền núi và đồng bằng thường có một vùng chuyển tiếp gọi là trung du
+ Đồi là gì? 
- HS nghên cứu thông tin mục 3 SGK
3. Đồi
- Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải.
+ Độ cao tương đối không quá 200m và thường tập trung thành vùng như vùng đồi trung du ở nước ta
4. Củng cố.(5’)
- Bình nguyên có mấy loại tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ?
- Tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
- Địa phương nơi em ở có dạng đị hình nào? Đặc điểm của loại địa hình đó là gì ?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Học bài, đọc bài đọc thêm trang 48 SGK
- Trả lời các câu hỏi cuối bài làm bài tập trang 48 SGK
- Xem và ôn lại tất cả các bài đã học từ đầu năm đến nay, tiết sau ôn tập.
+ Vị trí hình dạng và kích thước của trái đất
+ Tỉ lệ bản đồ
+ Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí
+ Kí hiệu bản đồ, Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
+ Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả 
+ Sự vận động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời
+ Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
+ Cấu tạo bên trong của Trái Đất 
+ Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất 
+ Địa hình bề mặt Trái Đất
IV. Rút kinh nghiệm
Thầy:..
Trò:
Châu Thới, ngày tháng 11 năm 2018
	Tổ kí duyệt	

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_16_dia_hinh_be_mat_trai_dat_tiep_t.doc