Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 15: Địa hình bề mặt Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-  Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi.

 - Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.

2. Kỹ năng

- Nhận biết địa hình cacxtơ qua tranh ảnh và trên thực địa 

- Quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình

3. Thái độ

- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói chung ở Việt Nam nói riêng

- Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên 

II. Chuẩn bị

Thầy: - Tranh vẽ H34: Độ cao tuyệt đối và tương đối 

     H35: sơ đồ các bộ phận của núi

     H36,37,38 SGK

- Bản đồ địa hình Việt Nam hoặc bản đồ tự nhiên thế giới

Trò: đọc bài trước

doc 4 trang Khánh Hội 19/05/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 15: Địa hình bề mặt Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 15: Địa hình bề mặt Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 15: Địa hình bề mặt Trái đất - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 15; Tiết: 15
Ngày soạn: 12/ 11/ 2018
Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi.
 - Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
2. Kỹ năng
- Nhận biết địa hình cacxtơ qua tranh ảnh và trên thực địa 
- Quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình
3. Thái độ
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ cảnh đẹp tự nhiên trên Trái Đất nói chung ở Việt Nam nói riêng
- Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên 
II. Chuẩn bị
Thầy: - Tranh vẽ H34: Độ cao tuyệt đối và tương đối 
 H35: sơ đồ các bộ phận của núi
 H36,37,38 SGK
- Bản đồ địa hình Việt Nam hoặc bản đồ tự nhiên thế giới
Trò: đọc bài trước
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định Lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Tại sao nói nội lực và ngoại lưc là hai lực đối nghịch nhau?
- Nguyên nhân sinh ra và tác hại của động đất và núi lửa
3. Nôi dung bài mới (32’) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu núi và độ cao của núi (15’)
- Hướng dẫn HS quan sát bản đồ thế giới
+ Xác định khu vực tập trung nhiều núi cao, tên núi?
+ Núi là dạng địa hình gì? Đặc điểm?
+ Núi có những bộ phận nào?
- Yêu cầu HS quan sát H36
+ Hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi khác với cách tính độ cao tương đối của núi như thế nào?
+ Độ cao nào lớn hơn?
- Những con số chỉ độ cao trên bản đồ là những số chỉ độ cao tuyệt đối
+ Căn cứ vào độ cao người ta phân ra làm mây loại núi?
* THMT: Núi là tài nguyên có giá trị như thế nào của mỗi quốc gia? được hình thành như thế nào? 
+ HS quan sát bản đồ thế giới và quan sát H36
 + Dãy himalaya, đỉnh chômôlungma 
+ Độ cao tuyệt đối của núi được tính: Khoảng cách đo chiều thẳng đứng của một điểm(đỉnh núi, đồi) đến điểm nằm ngang mực trung bình của nước biển
+ Độ cao tương đối: Khoảng cách đo chiều thẳng đứng của một điểm (đỉnh núi, đồi) đến chỗ thấp nhất của chân
- Phân ra 3 loại núi
+ Thấp :< 1000m
+ Trung bình : từ 1000 - 2000m
+ Cao > 2000m
- Núi là tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia được hình thành trong thời gian dài.
1. Núi và độ cao của núi 
- Núi là dạng địa hình nhô cao nổi bật trên mặt đất.
- Thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển
- Núi gồm có 3 bộ phận
+ Đỉnh núi 
+ Sườn núi
+ Chân núi
- Căn cứ vào độ cao người ta phân ra 3 loại núi
+ Thấp : < 1000m
+ Trung bình : từ 1000 - 2000m
+ Cao > 2000m
HĐ2: Tìm hiểu núi già, núi trẻ (15’)
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H35
- Dựa vào yếu tố nào để phân biệt núi già và núi trẻ ? 
+ Đặc điểm hình thái? 
+ Thời gian hình thành? 
+ Quan sát H35, cho biết: Các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?
* Xoáy sâu: Phân biêt núi già và núi trẻ?
+ Địa hình núi ở Việt nam là núi già hay núi trẻ?
- Có những núi già được vận động tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại. Điển hình dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ nhất Việt Nam
- Dựa vào đặc điểm hình thái và thời gian hình thành núi.
-Núi già: có đỉnh thấp, sườn thoải
- Núi trẻ: có đỉnh nhọn , sườn thoải
2. Núi già, núi trẻ 
- Những núi đã được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm đã trải qua quá trình bào mòn gọi là núi già.
- Những núi mới được hình thành cách đây vài vài chục triệu năm gọi là nui trẻ
HĐ3: Tìm hiểu địa hình cacxtơ và hang động (2’)
GV giới thiệu địa hình cacxtơ là loại hình đặc biệt của vùng núi đá vôi
- Địa hình Cacsxtơ có đặc điểm gì?
+ Kể một số hang động mà em biết?
* THMT: hang động là cảnh quan thiên nhiên là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia được hình thành trong thời gian dài và cũng là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
HS tìm hiểu thông tin mục 3 SGK
Hang động Phong Nha Kẽ Bàng, động Thiên Đường ở Quảng Bình
3. Địa hình cacxtơ và hang động (SGK)
- Cacsxtơ: Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn 
- Hang động: Là những cảnh đẹp tự nhiên, hấp dẫn khách du lịch, có các khối thạch nhũ đủ màu sắc 
4. Củng cố.(5’)
* HS đọc phần ghi nhớ 
- Núi là dạng địa hình như thế nào?
- Độ cao của núi so với mực nước biển là bao nhiêu?
- Núi gồm những bộ phận nào ?
- Căn cứ vào đâu để người ta phân loại núi?
- Đặc điểm núi già, núi trẻ?
- Em hãy kể tên các hang động nổi tiếng của Việt Nam? Ở địa phương em có hang động nào không?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Học bài, đọc bài đọc thêm trang 41 SGK
- Trả lời các câu hỏi cuối bài làm bài tập trang 45 SGK
- Xem và soạn bài 14 Địa hình bề mặt Trái Đất (tt)
+ Bình nguyên là dạng địa hình như thế nào? Độ cao tương đối là bao nhiêu?
+ Nguyên nhân hình thành bình nguyên?
+ Cao nguyên là gì? 
+ Cao nguyên thuận lợi cho việc phát triển ngành nào? 
+ Đồi là gì? 
IV. Rút kinh nghiệm
Thầy:..
Trò:
Châu Thới, ngày tháng 11 năm 2018
	Tổ kí duyệt	

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_15_dia_hinh_be_mat_trai_dat_nam_ho.doc