Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 14: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình trên bề mặt Trái đất - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặtTrái Đất là do các tác động của nội lực và ngoại lực. hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.

Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của các hiện tượng núi lửa, động đất và cấu tạo của một ngọn núi lửa 

2. Kỹ năng

- Quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình

3. Thái độ

- Ý thức bảo vệ Trái Đất.

II. Chuẩn bị

Thầy : - Tranh vẽ H30: Tác động của gió trong việc mài mòn đá 

          - Tranh vẽ H31,32: Cấu tạo bên trong của núi lửa, núi lửa phun

Trò: đọc bài trước

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định Lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ  (5’)

Xác định vị trí,và đọc tên các lục địa và đậi dương trên quả địa cầu

 

doc 3 trang Khánh Hội 19/05/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 14: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình trên bề mặt Trái đất - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 14: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình trên bề mặt Trái đất - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 14: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình trên bề mặt Trái đất - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 14; Tiết: 14
Ngày soạn: 07/ 11/ 2017
Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Bài 12: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG 
VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặtTrái Đất là do các tác động của nội lực và ngoại lực. hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.
Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của các hiện tượng núi lửa, động đất và cấu tạo của một ngọn núi lửa 
2. Kỹ năng
- Quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình
3. Thái độ
- Ý thức bảo vệ Trái Đất.
II. Chuẩn bị
Thầy : - Tranh vẽ H30: Tác động của gió trong việc mài mòn đá 
 	- Tranh vẽ H31,32: Cấu tạo bên trong của núi lửa, núi lửa phun
Trò: đọc bài trước
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định Lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Xác định vị trí,và đọc tên các lục địa và đậi dương trên quả địa cầu
3. Bài mới (32’) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu tác động của nội lực và ngoại lực (16’)
- Hướng dẫn HS quan sát bản đồ thế giới
+ Xác định khu vực tập trung nhiều núi cao, tên núi?
+ Qua bản đồ em có nhận xét gì về địa hình trái đất?
+ Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt trên bề mặt trái đất? 
+ Nội lưc là gì?
+ Ngoại lực là gì?
+ Nếu nội lực > ngoại lực thì núi có dặc điểm gì?
+ Nếu ngoại lực > nội lực thì sinh ra địa hình có đặc điểm gì?
+ HS quan sát bản đồ thế giới
 + Dãy himalaya, đỉnh chômôlungma 
Do tác động của hai lực đối nghịch: nội lực và ngoại lực 
+ Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất
+ Ngoại lực: là những lực sinh ra bên ngoài Trái Đất
+ Núi cao nhiều, càng ngày càng cao
1. Tác động của nội lực và ngoại lực 
Địa hình bề mặt trái đất rất đa dạng, cao thấp khác nhau. Đó là kết quả tác động lâu dài và liên tục của hai lực đối nghịch: nội lực và ngoại lực
- Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái Đất làm thay đổi vị trí lớp đá của vỏ Trái Đất, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy, hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mắt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.
- Ngoại lực: là những lực sinh ra bên ngoài Trái Đất, chủ là quá trình phong hoá các loại đávà quá trình xâm thực( do nước chảy, do gió)
=> nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Chúng xảy ra đồng thời, tạo nên đại hình bề mặt Trái Đất
HĐ2: Tìm hiểu núi lửa và động đất (16’)
Yêu cầu HS quan sát H31, hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa? 
+ Núi lửa và động đất là do nội lực hay ngoại lực sinh ra? 
+ Núi lửa được hình thành như thế nào? Hoạt động của núi lửa ra sao? Tác hại ảnh hưởng của núi lửa tới cuộc sống con người như thế nào?
+ Hiện nay trên trái đất có khoảng bao nhiêu núi lửa 
đang hoạt động?
- Vành đai núi lửa Thái Bình Dương có 300 núi lửa đang hoạt động
+ Việt nam có địa hình núi lửa không? Phân bố ở đâu?
+ Em hãy mô tả những gì em trông thấy ở hình 33 về tác hại của một trận động đất?
+ Động đất là gì? Tác hại nguy hiểm của động đất?
+ Để hạn chế tác hại của động đất con người có những biện pháp gì để khắc phục?
- Động đất có 3 loại ( nhỏ, yếu, mạnh) xảy ra trong phạm vi nhất định.
+ Việt nam có động đất không? Tại sao?
* Xoáy sâu: Núi lửa và động đất
- HS quan sát H31, hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa
+ Nội lực
+ Vỏ trái đất bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu(mắcma) phun trào ra ngoài mặt đất, tạo thành núi lửa
+ Tác hại: tro bụi và dung nham co thể vùi lấp thành thị làng mạc, ruộng nương
+ Khoảng 500 đang hoạt động 
+ Cao nguyên núi lửa tây nguyên, miền đông nam bộ có khoảng 800m núi lửa 
+ Dựa vào hình 33 mô tả về tác hại của một trận động đất 
2. Núi lửa và động đất 
a. Núi lửa 
- Núi lửa và động đất là do nội lực sinh ra
- Núi lửa là hình thức phun trào mắcma ở dưới sâu lên mặt đất
b. Động đất: là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển làm thiệt hại đến người và của
- Để hạn chế tác hại của động đất con người có
những biện pháp 
+ Xây nhà chịu chấn động
+ Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân
4. Củng cố.(5’)
* HS đọc phần ghi nhớ 
- Tại sao người ta nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
- Hiện tượng động đất và núi lửa có ảnh hưởng như thế nào đối với địa hình bề mặt Trái Đất?
- nêu những biện pháp hạn chế tác hại của động đất gây ra?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Học bài, đọc bài đọc thêm trang 41 SGK
- Trả lời các câu hỏi cuối bài làm bài tập trang 41 SGK
	- Xem và soạn bài 13 Địa hình bề mặt Trái Đất
IV. Rút kinh nghiệm
GV:..
HS:
Châu Thới, ngày tháng 11 năm 2017
	Kí duyệt	

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_14_tac_dong_cua_noi_luc_va_ngoai_l.doc