Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 11: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.

2. Kỹ năng

- Biết cách dùng quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.

- Trình bày hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa. 

3. Thái độ: ý thức bảo vệ Trái Đất, Mặt Trời

II. Chuẩn bị

Thầy: - Tranh vẽ H24: Vị trí của Trái Đất trên quĩ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí

        - Tranh vẽ H25:   Cở các địa điểm ở các vĩ độ khác nhau.

- Quả địa cầu

Trò: đọc bài trước

doc 4 trang Khánh Hội 19/05/2023 500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 11: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 11: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 11: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 11; Tiết: 11
Ngày soạn: 16/ 10/ 2018
Bài 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
2. Kỹ năng
- Biết cách dùng quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
- Trình bày hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa. 
3. Thái độ: ý thức bảo vệ Trái Đất, Mặt Trời
II. Chuẩn bị
Thầy: - Tranh vẽ H24: Vị trí của Trái Đất trên quĩ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí
 - Tranh vẽ H25: Cở các địa điểm ở các vĩ độ khác nhau.
- Quả địa cầu
Trò: đọc bài trước
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định Lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu nguyên nhân sinh ra các mùa trên trái đất?
3. Nội dung bài mới (32’) Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa là hệ quả quan trọng thứ hai của sự vận động quanh mặt trời của Trái Đất. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất. (16’)
- Giới thiệu H24 SGK
+ Dựa vào H24 SGK cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau?
+ Sự không trùng nhau đó nảy sinh hiện tượng gì?
+ Dựa vào H24 SGK cho biết: Vào ngày 22 – 6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì? 
* Xoáy sâu:Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất? 
+ Học sinh nghiên cứu trả lời được : 
+ Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo 1 góc 66033’
+ Trục sáng tối (ST) vuông với mặt phẳng quĩ đạo 1 góc 900. Hai đường cắt nhau ở đâu thành góc 230 27’.
+ Sinh ra hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau ở hai nửa cầu. 
1. Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất
Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Do đường phân chia sáng tối (ST) không trùng với trục Trái Đất (BN) nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo, quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau.
Ngày
Địa điểm
Vĩ độ
Thời gan ngày, đêm
Mùa
Kết luận
22/6
Hạ chí
Bán cầu Bắc
900B
66033’B
230 27’B
Ngày = 24h
Ngày = 24h
Ngày > đêm
Hè
 Càng lên vĩ độ cao ngày càng dài ra. Từ 66033’B -> cực 
Ngày = 24h
Xích đạo
00
Ngày = đêm
Quanh năm Ngày = đêm
Nam bán cầu
230 27’B
66033’B
900B
Ngày < đêm
Đêm = 24h
Đêm = 24h
 Đông
Càng đến cực Nam ngày càng ngắn lại đêm dài ra. Từ 66033’N -> cực 
Đêm = 24h
+ Tương tự HS phân tích ngày 22/12 Đông chí
 GV : 
- Ngày 22/6 ánh sáng chiếu thẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến 230 27’B, vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc.
- Ngày 22/12 ánh sáng chiếu thẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến 23027’N, vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam.
* Nâng cao: giải thích câu ca dao
 “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”
+ Tương tự HS phân tích ngày 22/12
- HS lắng nghe
Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
HĐ2: Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa (16’)
Y/c HS quan sát H25 Thu nhận thông tin SGK.	
+ Dựa vào H25 cho biết: vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào?
+ Vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam là những đường gì?
+ Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày, đêm ở hai cực như thế nào? 
- HS quan sát H25 Thu nhận thông tin SGK trao đổi nhóm (5’) trả lời câu hỏi
+ Ngày 22/6 và 22/12 là có ngày hoặc đêm dài suốt 24 h ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam đến hai cực thay đổi theo có mùa từ 1 ngày đến 6 tháng
+ Các vĩ tuyến 66033’B và N là những đường giới hạn các khu vực có ngày , đêm dài 24h ở nửa cầu Nam và nửa cầu Bắc gọi là các vòng cực
+ Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày, đêm ở hai cực có số ngày họăc đêm dài suốt 24h kéo dài trong 6 tháng
2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’Bắc và Nam có một ngày hoặc đêm dài suốt 24h.
- Các địa điểm từ 66033’Bắc và Nam đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài 24h dao động theo mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng.
- Các địa điểm nằm ở cực Bắc và Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng. 
4. Củng cố.(4’)
- Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất như thế nào?
- Giải thích câu ca dao:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
- Học bài, phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau 
- trả lời các câu hỏi cuối bài làm bài tập trang 30 SGK
IV. Rút kinh nghiệm
Thầy:..
Trò:
Châu Thới, ngày tháng 10 năm 2018
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_11_hien_tuong_ngay_dem_dai_ngan_th.doc