Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 10: Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được cơ chế của sự chuyễn động của trái đất quanh mặt trời, thời gian chuyễn động và tính chất và tính chất của hệ chuyển động

- Nhớ vị trí: Xuân phân, Hạ Chí, Thu phân, Đông chí

2. Kỹ năng

- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.

3. Thái độ

- ý thức bảo vệ Trái Đất, Mặt Trời

II. Chuẩn bị

Thầy: - Tranh vẽ sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời

- Hình 23 SGK

Trò: đọc bài trước

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định Lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 10: Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 10: Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 10: Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 10; Tiết: 10
Ngày soạn: 09/ 10/ 2018
Bài 8 
 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được cơ chế của sự chuyễn động của trái đất quanh mặt trời, thời gian chuyễn động và tính chất và tính chất của hệ chuyển động
- Nhớ vị trí: Xuân phân, Hạ Chí, Thu phân, Đông chí
2. Kỹ năng
- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.
3. Thái độ
- ý thức bảo vệ Trái Đất, Mặt Trời
II. Chuẩn bị
Thầy: - Tranh vẽ sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời
- Hình 23 SGK
Trò: đọc bài trước
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định Lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
3. Nôi dung bài mới (32’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (15’)
- Giới thiệu H23 SGK
+ Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên trục của Trái Đất thì Trái Đất cùng lúc tham gia mấy chuyển động? Hướng các chuyển động đó là gì?
- Dựng quả địa cầu lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất ở các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí theo quỹ đạo có hình e líp ( yêu cầu HS làm lại)
+ Dựa vào sgk? Thời gian vận động quanh trục của Trái Đất một vòng là bao nhiêu?
+ Ở hình 23 thời gian chuyển động quanh mặt trời một vòng của Trái đất là bao nhiêu?
+ Khi chuyển động trên quỹ đạo, khi nào Trái đất gần Mặt Trời nhất? Khoảng cách là bao nhiêu?
+ Dựa vào hình sgk? Khi nào Trái Đất xa Mặt trời nhất khoảng cách là bao nhiêu?
+ Học sinh nghiên cứu trả lời được: theo hướng từ T - Đ trên quỹ đạo có hình e líp gần tròn.
Học sinh dựng quả địa cầu lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất ở các vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí theo quỹ đạo có hình e líp
+ 360 ngày 6 giờ
+ 23 trả lời được : 360 ngày 6 giờ
+ Cận nhật 3 - 4 tháng 1; 147 triệu Km
+ Viễn Nhật 4-5/7; 152 Triệu Km
1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ T - Đ trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn
- Thời gian Trái đất chuyển động trọn 1 vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.
HĐ2: Tìm hiểu hiện tượng các mùa (17’)
+ Dựa vào H 23 cho biết khi chuyển động trên quỹ đạo, trục nghiêng và hướng tự quay của Trái Đất có thay đổi không ?
- Thảo luận 4 nhóm (5 phút)
Mỗi nhóm hoàn thành mỗi ngày theo bảng sau
+ Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục nghiêng và hướng tự quay của Trái Đất cũng có độ nghiêng không đổi.
 - Chia 4 nhóm thời gian 5 phút
2. Hiện tượng các mùa
Ngày
Tiết
Địa điểm bán cầu
Trái đất ngả dần nhất, chếch xa nhất MT
Lượng ánh sáng và nhiệt
Mùa gì
22/6
Hạ chí
Đông chí
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
Ngả gần nhất
Chếch xa nhất
- Nhật nhiều
- Nhật ít
 Nóng (Hạ)
Lạnh (Đông)
22/12
Đông chí
Hạ chí
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
Chếch xa nhất
Ngả gần nhất
- Nhật ít
- Nhật nhiều
- Lạnh (đông)
- Nóng (Hạ)
23/9
Xuân phân
Thu Phân
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
Hai nửa cầu hướng về MT như nhau
 MT chiếu thẳng gốc đường XĐ lượng AS và nhiệt nhận như nhau
- Nửa cầu Bắc chuyển nóng sang lạnh.
- Nửa cầu Nam chuyển từ lạnh sang nóng
21/3
Xuân phân
Thu Phân
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
nt
nt
nt
nt
- Mùa lạnh chuyển nóng
- Mùa nóng chuyển lạnh
Kết luận: Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nữa cầu Bắc và Nam trái ngược nhau.
- Học sinh đại diện trả lời
- Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của mỗi nhóm
GV:Bổ sung sửa sai kiến thức 
* Nâng cao: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng và lạnh luôn phiên nhau ở 2 nửa cầu trong một năm
+ Nếu cách tính mùa theo dương lịch và âm lịch? (các nửa vùng ôn đới có sự phân hoá về khí hậu bốn mùa rõ rệt. các nước trong khu vực nội chí tuyến sự biểu hiện các mùa không rõ, hai mùa rõ là mùa khô và mưa)
* Xoáy sâu: hiện tượng các mùa trong năm là do sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt ở 2 nửa cầu Bắc và Nam
Lưu ý HS:
 Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông Chí là những tiết chỉ thời gian giữa các mùa xuân, Hạ, Thu, Đông
Lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông là nhưng tiết thời gian bắt đầu một mùa mới
- Hs lắng nghe
* Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo làm cho có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía mặt Trời, nửa cầu nào nghiêng về phía mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng và ngược lại.
+ Các mùa vùng ôn đới có sự phân hoá về khí hậu bốn mùa rõ rệt các nước trong khu vực nội chí tuyến sự biểu hiện các mùa không rõ, hai mùa rõ là mùa khô và mưa
Kết luận: Sự phân bố ánh sáng , lượng nhiệt và cách tính mùa ở hai nửa cầu Bắc và Nam trái ngược nhau.
4. Củng cố.(5’)
* Khoanh tròn câu trả lời đúng.
Thời gian Trái Đất quay trọn 1 vòng quanh Mặt Trời là bao nhiêu?
 a, 365 ngày 6 giờ. c, Câu a đúng câu b sai
 b, 365 ngày 1/4 d, Cả a và b đúng 
	- Tại sao Trái đất chuyển động quanh Mặt trời lại sinh ra 2 thời kỳ nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
	- Hướng dẫn cách tính bài 3 (Trang 30 SGK)
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
- Học các câu hỏi cuối bài làm bài tập trang 30 SGK
	- Làm bài tập bản đồ
	- Làm câu hỏi: Trên thế giới chỗ nào lạnh nhất? chỗ nào nóng nhất?
IV. Rút kinh nghiệm
Thầy:..
Trò:
Châu Thới, ngày tháng 10 năm 2018
 Tổ kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_10_su_chuyen_dong_cua_trai_dat_qua.doc