Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu và nắm vững các phương pháp phân tích đa thức  thành nhân tử mà đặc biệt là phương pháp nhóm hạng

2. Kỹ năng: Có kĩ năng giải thành thạo dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử và vận dụng được kết quả này để giải các bài toán có liên quan

3. Thái độ: 

Giáo dục tính cẩn thận, quan sát.

II. CHUẨN BỊ: 

*Thầy: Thước, sgk

*Trò: Ba phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp(1 phút) ………………………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

doc 4 trang Khánh Hội 17/05/2023 1380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 19/09/2018 
Tuần 7 	 Tiết 13. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu và nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử mà đặc biệt là phương pháp nhóm hạng
2. Kỹ năng: Có kĩ năng giải thành thạo dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử và vận dụng được kết quả này để giải các bài toán có liên quan
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính cẩn thận, quan sát.
II. CHUẨN BỊ: 
*Thầy: Thước, sgk
*Trò: Ba phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1 phút) .
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
Tb-Y: x2y – xy2 + 2x – 2y (= (x – y)(xy + 2))
Tb: x2 – y2 + x + y (= (x + y)(x – y + 1))
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Phân tích đa thức thành nhân tử (16 phút)
- GV nêu bài toán
*Gợi ý:
- Các hạng tử có nhân tử chung không?
- Ta cần nhóm các số hạng nào vào cùng một nhóm?
- Vận dụng PP nào để tiếp tục phân tích thành nhân tử phân tích?
- Hướng dẫn chi tiết
48a/ (x2 + 4x + 4) – y2
48b/ 3(x2 + 2xy + y2 – z2)
48c/ Nhóm để xuất hiện hằng đẳng thức
- Chốt lại các bước giải chính. Gọi HS lên bảng thực hiện
- Theo dõi, hỗ trợ, uốn nắn các sai sót, hoàn chỉnh lời giải 
- Cá nhân tìm hiểu đề bài
- Thảo luận nhóm trả lời theo gợi ý
- Thực hiện theo gợi ý
- Giải bài 1a theo nhóm
- Các nhóm báo cá kết quả
- Lớp nhận xét
Tb: giải bài 1b
HSK: giải bài 1c
- Cá nhân làm bài và nêu nhận xét
Bài 1. 48/22 SGK
a) x2 + 4x – y2 + 4
= (x2 + 4x + 4) – y2
= (x + 2)2 - y2 
= (x + 2 + y)(x + 2 - y)
b) 3x2 + 6xy + 3y2 – 3z2
= 3(x2 + 2xy + y2 – z2)
= 3[(x2 + 2xy + y2) – z2]
= 3[(x + y)2 – z2]
= 3(x + y + z) (x + y - z)
c) x2 –2xy + y2 – z2 + 2zt –t2 
= (x2 – 2xy + y2)- (z2 - 2zt + t2)
= (x – y)2 – (z – t)2
= (x – y + z – t) (x –y –z + t)
Hoạt động 2: Tính giá trị của biểu thức (8 phút)
- Ghi bảng bài tập
Tb-K: Tính nhanh giá trị của biểu thức có liên quan gì đến phân tích đa thức thành nhân tử. Từ đó hãy nêu cách giải
- GV chốt lại cách giải và YCHS lên bảng tính 
 - Theo dõi, nhận xét, hoàn chỉnh lời giải
- Tìm hiểu yêu cầu bài
Tb-Y: làm bài dưới sự hõ trợ của giáo viên
Tb: lên bảng giải 
 - Cá nhân làm bài và nhận xét
Bài 2. 49/22 SGK
a) 37,5.6,5 – 7,5.3,4 – 
- 6,6.7,5 + 3,5.37,5
= (37,5.6,5 + 3,5.37,5) – (7,5.3,4 + 6,6.7,5) 
= 37,5.10 – 7,5.10
= 30.10
= 300
b) 452 + 402 – 152 + 80.45
=(45 + 40)2 - 152
= 852 – 152 = 70.100 = 7000
Hoạt động 3: Tìm x (9 phút)
- Nêu đề bài
Tb-Y: Nếu A.B = 0 thì một trong hai thừa số phải như thế nào?
- Nêu cách giải?
- Nêu phương pháp phân tích ở từng câu
- Chốt lại cách giải
-Hãy giải hoàn chỉnh bài toán
- Đọc yêu cầu và suy nghĩ
- Nếu A.B = 0 thì hoặc A = 0 hoặc B = 0
- Thảo luận nêu cách giải
- HS làm bài tập theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Lớp nhận xét
Bài 3. 50/23SGK
a) x(x – 2) + x – 2 = 0
x(x – 2) + (x – 2) = 0
(x – 2)(x + 1) = 0
x – 2 x = 2
x + 1 x = -1
Vậy x = 2 ; x = -1
b) 5x(x – 3) – x + 3 = 0
5x(x – 3) – (x – 3) = 0
(x – 3)( 5x – 1) = 0
x – 3 x = 3
5x – 1
Vậy x = 3 ; 
 4. Củng cố: (3 phút)
- Nhắc lại các phương pháp đa thức thành nhân tử
- Cách giải dạng toán tính nhanh và tìm x
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Xem lại các bài tập vừa giải (nội dung, phương pháp)
- Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học
Bài 1. Phân tích đa thức sau thành nhân tử
a) x2 - 2xy – 25 + y2 b) x3 – 4x2 – 9x + 36 
c) x2 – x – y2 – y (HSK) d) 4x2 – y2 + 4x + 1 (HSK) 
Hướng dẫn: Bài c, d giao hoán các hạng tử để nhóm các hạng tử 
Bài mới: “Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp” (đọc kĩ cách phân tích các ví dụ trong bài) –Nghiên cứu kỹ các gợi ý để làm các ví dụ
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/09/2018 
Tuần: 7 Tiết 14. § 9 PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
 BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử và biết phối hợp một cách hợp lí nhất.
2. Kỹ năng 
 - HS biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào việc giải loại toán phân tích đa thức thành nhân tử.
 - Tiếp tục rèn luyện khả năng quan sát, phân tích nhận ra mối quan hệ giữa các hạng tử.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, linh hoạt, tư duy sáng tạo
II. CHUẨN BỊ 	
*Thầy: Thước thẳng, sgk
*Trò: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Tb-Y: Phân tích đa thức 3x2 + 3xy + 5x + 5y thành nhân tử.
Tb-K: Tìm x, biết x(x - 5) - x + 5 = 0
 (x – 5)(x – 1) = 0
 x = 5 hoặc x = 1
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Ví dụ (15 phút)
- Nêu yêu cầu ví dụ 1
*Gợi ý
Tb-Y: Có thể thực hiện phương pháp nào trước tiên? Tại sao?
- Dùng phương pháp nào để tiếp tục phân tích đa thức thành nhân tử? Vì sao?
- Ta phối hợp các phương pháp nào để làm ví dụ 1?
- Gọi HS giải
- Giáo viên hoàn chỉnh bài giải.
- Nêu ví dụ 2
HSK: Có thể làm tương tự như trên để phân tích đa thức này thành nhân tử không? Vì sao?
Tb-K: Nhóm thế nào thì hợp lý? x2 - 2xy + y2 = ?
Giáo viên hoàn chỉnh bài giải
Tb-Y: Ta đã phối hợp các phương pháp nào đã học để áp dụng vào việc phân tích đa thức thành nhân tử ?
- Cho học sinh làm theo gợi ý?
- GV nêu ?1
HSK: Ta vận dụng phương pháp nào để thực hiện? Vì sao?
-Thực hiện như thế nào?
-Theo dõi, nhận xét và hoàn chỉnh lời giải
- Trả lời theo gợi ý
- Phối hợp hai PP: Đặt nhân tử chung và dùng hằng đẳng thức 
Tb: lên bảng giải
- Cá nhân làm bài
- Lớp nhận xét
- Cá nhân trả lời theo gợi ý
- Ta đã phối hợp PP nhóm các hạng tử và dùng hằng đẳng thức 
HSK: lên bảng giải
- Tìm hiểu ?1
- Đặt nhân tử chung
- Nhóm các hạng tử 
- Dùng hằng đẳng thức
HSK: lên bảng trình bày lời giải
- Lớp nhận xét
1. Ví dụ
Ví dụ 1: (SGK)
5x3 + 10 x2y + 5 xy2
= 5x(x2 + 2xy + y2)
= 5x(x + y)2
Ví dụ 2: (SGK)
 x2 - 2xy + y2 - 9 
= (x2 - 2xy + y2 ) - 9
= (x - y)2 - 32
=(x - y + 3)(x - y - 3).
?1
 2x3y - 2xy3 - 4xy2 - 2xy
= 2xy(x2 - y2 - 2y - 1).
= 2xy[ x2 - (y + 1)2]
= 2xy(x + y + 1)(x - y - 1)
Hoạt động 2: Áp dụng (13 phút)
- GV nêu ?2
- YCHS thảo luận nêu cách làm
Gợi ý
- Phân tích đa thức thành nhân tử: Nhóm nhiều hạng tử, dùng hằng đẳng thức)
- Thay số vào biểu thức đã phân tích
- Theo dõi, nhận xét
 Câu b)
- YC cá nhân trả lời
- Tìm hiểu ?2
- HS thảo luận cách làm như gợi ý.
- Từng HS làm bài tập vào vở 
HSK: lên bảng giải
- Lớp nhận xét
Y-K: trả lời
- Lớp nhận xét
2. Áp dụng
?2
a)
 x2 + 2x + 1 - y2
= (x2 + 2x + 1) - y2
= (x2 + 1)2 - y2
= (x + 1 + y)(x + 1 - y)
Thay x = 94,5 và y = 4,5 ta có
(94,5 + 1 + 4,5)(94,5 + 1 - 4,5)
=100.91 =9100
b) Bạn Việt đã sử dụng:
- Phương pháp nhóm hạng tử
- Phương pháp dùng hằng đẳng thức và đặt nhân tử chung
- Phương pháp đặt nhân tử chung
4. Củng cố: ( 9 phút)
- Hãy nêu lại các phương phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học.
- Khi nào sử dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung? Dùng hằng đẳng thức? Nhóm hạng tử
Bài tập 51a,b trang 24 SGK
a) x3 – 2x2 + x = x(x2 – 2x + 1) = x(x – 1 )2
b) 2x2 + 4x + 2 – 2y2 = 2(x2 + 2x + 1 – y2) = 2[(x + 1)2 – y2] = 2(x + 1 + y)(x + 1 – y)
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Ôn tập các phương phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học.
- Làm bài tập 51c, 54, 55atr24,25; HSK làm thêm 55abtr25 SGK
Hướng dẫn: Bài 55. phân tích đa thức thành nhân tử và vận dụng A.B = 0, lưu ý dấu trừ mỗi nhóm
Bài mới: Luyện tập – làm bài tập về nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 7
Ngày ..
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_7_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tung.doc