Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm và phương pháp giải phương trình tích (dạng có hai hay ba nhân tử bậc nhất)

2. Kỹ năng: Phân tích đa thức thành nhân tử để giải phương trình tích; giải được phương trình tích và pt đưa được về dạng pt tích dạng đơn giản

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác

II. CHUẨN BỊ:

*Thầy: Thước thẳng.

*Trò: a.b = 0 khi nào? Giải phương trình bậc nhất một ẩn.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ(5 phút)

Tb-Y: Giải các phương trình: 2x - 3 = 0 ;  x + 1 = 0. (x = 1,5; x = -1)

 Đặt vấn đề: Ta đã biết giải pt dạng ax + b = 0,  pt đưa được về dạng ax  + b = 0 . Vậy  để giải pt dạng (2x – 3)(x + 1) = 0 ; ta làm như thế nào ? Tiết học này chúng ta cùng nghiên cứu.

doc 4 trang Khánh Hội 16/05/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 01/01/2019 
Tuần: 22 Tiết 45. §4. PHƯƠNG TRÌNH TÍCH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững khái niệm và phương pháp giải phương trình tích (dạng có hai hay ba nhân tử bậc nhất)
2. Kỹ năng: Phân tích đa thức thành nhân tử để giải phương trình tích; giải được phương trình tích và pt đưa được về dạng pt tích dạng đơn giản
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ:
*Thầy: Thước thẳng.
*Trò: a.b = 0 khi nào? Giải phương trình bậc nhất một ẩn.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Tb-Y: Giải các phương trình: 2x - 3 = 0 ; x + 1 = 0. (x = 1,5; x = -1)
 Đặt vấn đề: Ta đã biết giải pt dạng ax + b = 0, pt đưa được về dạng ax + b = 0 . Vậy để giải pt dạng (2x – 3)(x + 1) = 0 ; ta làm như thế nào ? Tiết học này chúng ta cùng nghiên cứu.
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Thực hiện ?1 (4 phút)
- YCHS làm ?1 
Gợi ý: Dùng các phương pháp nào để phân tích đa thức thành nhân tử? 
+ Tb-Y: Viết x2 – 1 thành tích?
+ Tiếp tục dùng PP nào để phân tích đa thức thành nhân tử.
- HS thực hiện ?1 theo gợi ý. 
Tb-K: lên bảng giải
- Lớp nhận xét
?1 
P(x) = (x2 -1) + (x + 1)(x - 2)
 = (x - 1)(x + 1) +(x + 1)(x - 2)
 = (x + 1)(x - 1 + x - 2)
 = (x + 1)(2x - 3)
Hoạt động 2: Phương trình tích và cách giải (15 phút)
- YCHS làm ?2
Gợi ý:
+ a = 0 hoặc b = 0 thì a.b = ? 
+ a.b = 0 thì a = ? hoặc b = ?
Tb-Y: (2x – 3)(x + 1) = 0 khi nào? 
- YCHS nêu nghiệm của PT 2x – 3 = 0; x + 1 = 0?
Tb-K: Kết luận nghiệm của PT đã cho 
HSK: Cho biết dạng tổng quát của pt ở VD1? Cách giải.
- GV nêu phương trình tích và cách giải.
- Nêu các BT 21a, rồi YCHS vận dụng cách giải trên để giải
- Theo dõi, nhận xét và củng cố lại cách giải phương trình tích
- HS thảo luận hoàn thành ?2 
?2 ... bằng 0; ..... bằng 0.
- Khi 2x – 3 = 0 hoặc 
 x + 1 = 0.
Tb-Y: trả lời.
- Cá nhân trả lời
- A(x).B(x) = 0 
- Cách giải pt tích dạng 
+ A(x).B(x) = 0 
A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
+ Giải các phương trình:
A(x) = 0 ; B(x) = 0
+ Rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng 
- 2 HS cùng bàn trao đổi cách giải
HSK: lên bảng trình bày 
- Cá nhân làm bài và nhận xét
1. Phương trình tích và cách giải.
Ví dụ 1: Giải phương trình: 
 (2x – 3)(x + 1) = 0
Giải: 
 (2x – 3)(x + 1) = 0
2x – 3 = 0 hoặc x + 1 = 0
Giải các phương trình
1) 2x – 3 = 0 2x = 3x = 1,5
2) x + 1 = 0 x = -1
Vậy tập nghiệm của pt là: 
 S = {1,5 ; -1}.
Dạng tổng quát của pt tích và cách giải: A(x).B(x) = 0 
 A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
+ Giải các PT A(x) = 0 ; B(x) = 0
+ Rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng
Bài 21/17 (sgk)
a) (3x – 2)(4x + 5) = 0
3x – 2 = 0 hoặc 4x + 5 = 0
1) 3x – 2 = 0 x = 2/3
2) 4x + 5 = 0 x = - 5/4 
Vậy S = {2/3; -5/4}
Hoạt động 3: Áp dụng (13 phút)
- Nêu VD2
- Để giải PT này trước tiên ta phải làm gì? 
- Chốt lại cách giải
+ Thực hiện phép nhân đa thức mỗi vế
+ Chuyển vế rồi thu gọn
+ Phân tích thành nhân tử để được PT tích.
+ Giải PT tích
+ Kết luận nghiệm
- Theo dõi, nhận xét và củng cố cách giải
- Nêu bài tập 22a/17 
- YCHS nêu cách giải?
- GV gọi 2 HS lên bảng giải
- GV nhận xét và củng cố lại cách giải
- HS tìm hiểu sgk nêu các bước thực hiện.
- Từng HS thực hiện theo hướng dẫn
HSK: lên bảng giải
- Lớp nhận xét
- HS tìm hiểu đề bài
- Thảo luận nêu cách giải
HSK: lên bảng thực hiện
- Cá nhân làm bài và nhận xét.
2. Áp dụng
Ví dụ 2. (sgk)
Nhận xét (sgk)
Bước 1: Đưa PT đã cho về dạng PT tích
Bước 2: Giải PT tích rồi kết luận
BT 22a tr 17
a) 2x(x – 3) + 5(x – 3) = 0
 (x – 3)(2x + 5) = 0
x – 3 = 0 hoặc 2x + 5 = 0
Giải các phương trình
1) x – 3 = 0 x = 3
2) 2x + 5 = 0 x = -5/2
Vậy S = {3; -5/2}
4. Củng cố: (5 phút)
- Nêu cách giải PT x(2x – 7) - 4x + 14 = 0 (x(2x – 7) – 2(2x – 7) = 0 
 (2x – 7)(x – 2) = 0 2x – 7 = 0 hoặc x – 2 = 0 x = 7/2 hoặc x = 2 
 - Qua đó GV củng cố lại cách bước giải PT tích, PT đưa được về dạng PT tích
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) 
- Học bài: nắm chắc cách giải phương trình tích và phương trình đưa được về dạng pt tích. 
- Làm bài tập 21bcd. HSK làm thêm 22cef, 23/17 (sgk)
Hướng dẫn: Thực hiện theo các bước giải PT tích
Chuẩn bị bài mới: Tiếp tục học bài 4. Phương trình tích – làm các bài tập về nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 01/01/2019 
Tuần: 22 Tiết 46. § 4 PHƯƠNG TRÌNH TÍCH (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Củng cố lại cách giải phương trình tích và phương trình đưa được về dạng phương trình tích.
2. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo cách giải phương trình tích và phương trình đưa được về dạng phương trình tích. 
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ
*Thầy: Thước thẳng
*Trò: Làm bài tập về nhà 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Tb-Y: Nêu dạng tổng quát của pt tích và cách giải Giải PT (2x – 3)(x + 7) = 0 (S = {1,5; -7}
Tb-K: Bài 23c/17. Giải phương trình: 
3x – 15 = 2x(x – 5) (x - 5)(2x – 3) = 0 (S = {5; 1,5}) 
Đặt vấn đề: Tiết học này ta sẽ vận dụng các kiến thức đã học để giải phương trình dạng pt tích và pt đưa được về dạng pt tích 
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Áp dụng (15 phút)
- Hãy nêu cách biến đổi để đưa PT (?3) về dạng PT tích?
Gợi ý: 
+ x3 – 1 có dạng hằng đẳng thức nào?
+ Dùng phương pháp nào để tiếp tục phân tích vế trái thành nhân tử.
+ Lưu ý dấu trừ trước dấu ngoặc.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, củng cố lại cách giải
- YCHS tìm hiểu ví dụ 3 và cho biết cách làm cho từng bước biến đổi.
- Theo dõi và nhận xét
- YCHS làm ?4 
- Dựa vào ví dụ 3, nêu cách giải ?4
- HS thảo luận theo gợi ý
+ x3 – 1 = (x - 1)(x2 + x + 1)
+ Dùng PP phân tích đặt nhân tử chung
- HS làm việc nhóm và báo cáo kết quả 
- HS tìm hiểu ví dụ và nêu rõ cách làm cho từng bước
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận nêu cách giải
HSK: lên bảng trình bày lời giải
- Cá nhân làm bài và nhận xét
?3 Giải phương trình 
(x - 1)(x2 + 3x - 2) - (x3 - 1) = 0 (x - 1)(x2 + 3x - 2) - (x - 1)(x2 + x + 1) = 0
 (x-1)(x2 + 3x - 2- x2 - x - 1)= 0 (x - 1)(2x - 3) = 0
x – 1 = 0 hoặc 2x – 3 = 0
Giải các phương trình
Vậy 
2. Áp dụng
VD 3 (sgk)
?4 Giải phương trình
(x3 + x2) + (x2 + x) = 0
 x2(x + 1) + x(x + 1) = 0
(x + 1)(x2 + 1) = 0
x + 1 = 0 hoặc x2 + 1 = 0
x = -1
Vậy S = {-1}
	Hoạt động 2: Luyện tập (18 phút)	
- Nêu bài tập
- Các PT này có dạng PT hoặc PT đã biết cách giải hay chưa? Muốn giải các PT này ta làm như thế nào?
- GV chốt lại cách giải
- Theo dõi, nhận xét và củng cố cách giải
- HS thảo luận nêu cách giải
- Lớp nhận xét, thống nhất cách giải cho từng bài
- 4 HS lên bảng giải
Tb-Y: giải bài 21d
Tb-K: giải bài 22cf
HSK: giải bài 23a
- Cá nhân làm bài và nhận xét
Bài tập 21d trang 17
(2x + 7)(x – 5) = 0
(2x + 7) = 0 hoặc x – 5 = 0
 x = -3,5 hoặc x = 5
Vậy S = {-3,5 ; 5}
Bài tập 22c trang 17
(2x – 5)2 – (x + 2)2 = 0
(3x – 3)(x – 7) = 0
3x – 3 = 0 hoặc x – 7 = 0
 x = 1 hoặc x = 7
Vậy S = { 1 ; 7}
BT 22f trang 17
x2 – x – (3x – 3) = 0
x(x – 1) – 3(x – 1) = 0
(x – 1)(x – 3) = 0
x – 1 = 0 hoặc x – 3 = 0
 x = 1 hoặc x = 3 
Vậy S = { 1 ;3}
Bài tập 23a trang 17
x(2x – 9) = 3x(x – 5)
 x(2x – 9) - 3x(x – 5) = 0
 2x2 – 9x – 3x2 + 15x = 0
- x2 + 6x = 0
 x(6 – x) = 0
 x = 0 hoặc x = 6
Vậy S = { 0 ; 6}
4. Củng cố: (2 phút)
- Nêu dạng tổng quát của PT tích và cách giải
- Nêu cách giải PT dưa về dạng PT tích
- Cho biết nghiệm của PT ax + b = 0 (a ≠ 0) 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) 
- Xem lại các bài tập vừa giải (nội dung, phương pháp).
Giải các PT: a) (3x – 6)(x + 8) = 0; b) (x2 – 2x + 1)2 – 4 = 0; c) (2x – 1)2 + (2x – 1)(2 –x) = 0
Hướng dẫn: Thực hiện tương tự các bài tập đã giải
Chuẩn bị bài mới: Phương trình chứa ẩn ở mẫu – Các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Duyệt của tổ trưởng tuần 22
Ngày 05/01/2019
Trương Thị Ngọc Tiếng

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc