Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

  • KT: + HS biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm theo đúng qui chế

                 + Làm được các thao tác xử lí hạt giống

  • KN: Rèn luyện kĩ năng cẩn thận, biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ
  • TĐ: Ý thức đảm bảo an toàn an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy
  • Phích nước nóng
  • Nhiệt kế
  • Xô, chậu
  1. Trò: 200g lúa; 200g hạt ngô;rổ nhỏ, thau nhỏ, 100g muối

III/ Các bước lên lớp

  1. Ổn định lớp: 1 phút.
  2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút.

  Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì?

doc 4 trang Khánh Hội 19/05/2023 1120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 25/09/2018
Tiết số: 15 Tuần: 08
Bài 17: Thực hành:
XỬ LÍ HẠT BẰNG NƯỚC ẤM
I/ Mục tiêu:
KT: + HS biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm theo đúng qui chế
 + Làm được các thao tác xử lí hạt giống
KN: Rèn luyện kĩ năng cẩn thận, biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ
TĐ: Ý thức đảm bảo an toàn an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: 
Phích nước nóng
Nhiệt kế
Xô, chậu
Trò: 200g lúa; 200g hạt ngô;rổ nhỏ, thau nhỏ, 100g muối
III/ Các bước lên lớp
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: 2 phút.
 Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì?
Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết(3 phút)
Thực hiện việc xử lí hạt giống bằng nước ấm ta cần dụng cụ và vật liệu nào?
 - HS nêu dụng cụ và vật liệu chuẩn bị
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- 200g lúa,200g hạt ngô
- Muối
- Nhiệt kế
- Phích nước nóng
- Chậu, rổ, xô
HĐ 2: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm.( 24phút)
- Giới thiệu quy trình thực hành: 
+ Bước 1
+ Bước 2
+ Bước 3
+ Bước 4
- Yều cầu HS làm việc theo nhóm
- Yêu cầu mỗi nhóm xử lí 2 loại hạt
- Theo dõi, uốn nắn các nhóm
- Theo dõi và tiếp thu Sự hướng dẫn của giáo viên
- Nhận mẫu vật và dụng cụ thực hành
- Tiến hành xử lí hạt giống theo hướng dẫn của giáo viên
- Xử lí 2 loại hạt
II. Thực hành
1. Quy trình thực hành:
- Bước 1: Cho hạt vào trong nước muối loại bỏ hạt lép, hạt lửng
- Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm
- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt
- Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm. Thí dụ: 500C (Lúa), 400C (Ngô)
2. Tiến hành thực hành
Các nhóm thực hành xử lí hạt giống theo 4 bước trên
HĐ 3: Đánh giá kết quả.(7 phút)
- Yêu cầu HS làm bài thu hoạch
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá
- Làm bài báo cáo thu hoạch theo hướng dẫn của GV
- HS nhận xét, đánh giá
III/ Đánh giá kết quả.
 HS làm bài thu hoạch: 
- Nêu các bước xử lí hạt giống bằng nước ấm
- Mục đích của việc xử lí hạt giống bằng nước ấm
4. Củng cố: (5 phút)
Nhận xét sự chuẩn bị của HS, ý thức của HS trong quá trình thực hành.
Yều cầu HS dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.
Nộp lại bài thu hoạch
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
 - Sưu tầm 1 số tranh ảnh về việc làm cỏ và vun xới đất
 - Về nhà chuẩn bị bài 19 cách tỉa, dặm cây; làm cỏ tưới tiêu nước.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 25/09/2018
Tiết số: 16 Tuần: 08
Bài 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC 
CÂY TRỒNG
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Nêu được biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun đất cho cây trồng và mục đích của xới xáo đất, vun gốc. Nêu ví dụ
+ Nêu được vai trò của việc tưới tiêu nước. Trình bày được các cách tưới tiêu nước và nêu ví dụ mỗi cách tưới thường ứng dụng cho cây trồng phù hợp.
+ Trình bày bón thúc phân cho cây trồng và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả
	- KN: Vận dụng các kiến thức vào thực tế: chăm sóc cây trồng ở nhà
- TĐ: Có ý thức học tập, lao động, chịu khó và cẩn thận trong việc tham gia chăm sóc cây trồng ở vườn nhà
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
 2. Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh về chăm sóc cây trồng
III/ Các bước lên lớp
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?
- Kiểm tra và xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Các phương pháp gieo trồng cây nông nghiệp
3. Nội dung bài mới: Em hiểu thế nào về câu ca “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”?
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu về các công việc chăm sóc cây trồng. (23phút)
- GV nêu câu hỏi:
+ Tỉa cây và dặm cây nhằm mục đích gì?
+ Ở địa phương em thường tỉa cây và dặm cây đối với những loại cây nào?
- Nhận xét, bổ sung
+ Mục đích của việc làm cỏ là gì? Vai trò của việc làm cỏ?
- GV lấy một vài ví dụ về làm cỏ, vun xới
+ Mục đích của việc vun xới đất là gì? Vai trò của việc làm này?
- Yêu cầu HS quan sát H 29 và làm bài tập lựa chọn
- Nhận xét, tiểu kết
- GV nêu câu hỏi:
+ Việc tưới tiêu nước cho cây nhằm mục đích gì?
+ Vì sao phải tưới nước cho cây? Tưới vào thời gian nào trong ngày và thời kì nào cây cần nhiều nước?
+ Kể 1 số cây cần tưới nhiều nước, 1 số cây tưới ít nước?
- Yêu cầu HS quan sát H30 SGK hỏi:
+ Nêu các phương pháp tưới nước?
+ Thoát, tiêu nước cho cây khi nào?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- HS nghe và trả lời:
+ Đảm bảo khoảng cách mật độ cây trên ruộng
+ HS liên hệ thực tế địa phương – trả lời ( cây lúa)
+ Mục đích: Diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng.
+ Vai trò: loại bỏ cây hoang dại cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng với cây trồng.
+ Mục đích: thêm đất vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng.
+ Vai trò: Giữ cho cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cung cấp oxi cho cây, hạn chế bốc hơi nước.
- Làm bài tập nhiều lựa chọn
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS lắng nghe và trả lời
+ Mục đích là giúp cây phát triển tốt
+ Cây cần nước để vận chuyển muối khoáng và chất hữu cơ, tuy nhiên các loại cây khác nhau thì mức độ yêu cầu về nước cũng khác nhau trong thời kì sinh trưởng. Nên tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều mát
+ Ví dụ: 
- HS quan sát H30 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Theo hàng, hốc, thấm ngập, phun mưa
+ Khi cây bị ngập úng
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Tỉa, dặm cây 
- Tỉa cây: Là loại bỏ các cây yếu, cây bị sâu, bệnh
- Dặm cây: Là trồng các cây khỏe vào chỗ trống
=> Nhằm đảm bảo khoảng cách mật độ cây trên ruộng
II.Làn cỏ, vun xới 
- Diệt cỏ dại
- Làm cho đất tơi xốp
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn
- Chống đổ.
III. Tưới, tiêu nước
1. Tưới nước: Nước cần cho cây sinh trưởng và phát triển. Do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời cho cây.
2. Phương pháp tưới nước: Theo hàng, theo hốc, tưới ngập, tưới thấm, tưới phun mưa
3. Tiêu nước: Nếu thừa nước cây sẽ ngập úng àchết. Vì vậy phải tiêu nước kịp thời
HĐ 2: Tìm hiểu về bón phân thúc (8 Phút)
- GV nêu câu hỏi:
+ Bón thúc là gì? Tác dụng của việc bón thúc?
+ Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây?
+ Bón thúc bằng những loại phân nào?
- Nhấn mạnh về qui trình bón phân
*THGDMT: - Ở địa phương em đã xử dụng các biện pháp chăm sóc cây trồng nào?
 - Các biện pháp chăm sóc cây hợp lí cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
- HS nghe và trả lời:
+ Là bón phân trong thời gian cây đang sinh trưởng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho cây phát triển
+ Phun trên lá, bón vải,..
+ Phân hữu cơ hoại mục và phân và phân hóa học
- Liên hệ thực tế trả lời
- Ghi nhận, kết luận
IV. Bón phân thúc
- Phân hữu cơ hoại mục và phân và phân hóa học
- Quy trình bón phân:
+ Bón phân
+ Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất.
4. Củng cố: (5 phút)
- Mục đích của việc làm cỏ, vun xới đất là gì?
- Ưu nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây?
- Nêu các cách và kĩ thuật bón thúc phân cho cây?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)	 - Về nhà học bài, sưu tầm một số tranh ảnh về thu hoạch nông sản
	- Tìm hiểu một số phương pháp bảo quản và chế biến nông sản, soạn bài 20 tiết sau học
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 Châu Thới, ngày tháng 09 năm 2018
 Duyệt giáo án tuần 8
 ....................................................
 ........................................................
 .......................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_8_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc