Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I.  Mục tiêu:

  1.   Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức: 

+ Biết: Nêu được các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi và lấy ví dụ minh họa

+ Hiểu: 

- Trình bày được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi. 

- Trình bày được tên và nội dung của các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Lấy ví dụ thực tế để minh họa.

+ Vận dụng: Nêu được các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ở gia đình và địa phương

 Kỹ năng: Vận dụng thực tế lấy ví dụ minh họa.

 Thái độ:  Nghiêm túc trong chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

  1. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:

- Phẩm chất: Có ý thức tiết kiệm, biết cách bảo quản và chế biến một số thức ăn vật nuôi trong gia đình.

- Phát triển năng lực đánh giá vấn đề dựa trên thực tế, biết tổng hợp vấn đề và khái quát đưa ra kết luận.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:  Tranh vẽ H66 và H67 SGK.

Học sinh: Xem và soạn bài 39, sưu tầm một số tranh hình về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

doc 6 trang Khánh Hội 15/05/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 14/02/2019
Tiết: 42 đến tiết: 43 Tuần 27	
Tiết 42 	
Bài 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ
THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
 Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức: 
+ Biết: Nêu được các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi và lấy ví dụ minh họa
+ Hiểu: 
- Trình bày được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đối với vật nuôi. 
- Trình bày được tên và nội dung của các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Lấy ví dụ thực tế để minh họa.
+ Vận dụng: Nêu được các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ở gia đình và địa phương
 Kỹ năng: Vận dụng thực tế lấy ví dụ minh họa.
 Thái độ: Nghiêm túc trong chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
- Phẩm chất: Có ý thức tiết kiệm, biết cách bảo quản và chế biến một số thức ăn vật nuôi trong gia đình.
- Phát triển năng lực đánh giá vấn đề dựa trên thực tế, biết tổng hợp vấn đề và khái quát đưa ra kết luận.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh vẽ H66 và H67 SGK.
Học sinh: Xem và soạn bài 39, sưu tầm một số tranh hình về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm Tra bài cũ: (5 phút) 
- Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
- Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn (15 phút)
- Mục tiêu: Trình bày được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
 -Nội dung:
Thức ăn vât nuôi cũng cần được chế biến thành nhiều loại thức ăn khác nhau.
+ Vậy, chế biến thức ăn cho vật nuôi nhằm mục đích gì? Ví du.
+ Mục đích của viêc dự trữ thức ăn cho vật nuôi: Tăng mùi vị thức ăn, ăn ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa hơn, giảm độ thô cứng của thức ăn, khử độc hại, 
Ví dụ: Ủ men rượu, nghiền nhỏ thức ăn, rang đậu, hấp đậu,
I. Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn
 -Kết luận:
1. Chế biến thức ăn .
 - Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng khi ăn: Ủ men rượu; vẩy nước muối vào rơm, cỏ; ủ chua các loại rau
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết 
+ Tại sao phải dự trữ thức ăn cho vât nuôi? Dư trữ thức ăn cho vật nuôi nhằm mục đích gì?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
+ Giữ thức ăn lâu hỏng và có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Giảm bớt khối lượng, giảm độ cứng: Băm, thái, xây, nghiền
- Khử độc hại: Rang, hấp
2. Dự trữ thức ăn
- Giữ thức ăn lâu hỏng
- Có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi
HĐ 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn (20 phút)
- Mục tiêu: Nêu được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
-Nội dung:
+ Người ta thường dùng phương pháp nào để chế biến thức ăn cho vật nuôi?
- Yêu cầu HS quan sát H66 hoàn thiện các câu hỏi bài tập
 - Nhận xét, bổ sung, tiểu kết 
THMT: 
Lưu ý: Chế biến thức ăn cho vật nuôi đúng yêu cầu kĩ thuật tránh được các dư lượng các chất hóa học trong cơ thể vât nuôi, bảo vệ sức khỏe cho con người, không bị tác động xấu của chất độc hóa học.
+ Ở nhà em thường dự trữ thức ăn cho vật nuôi bằng cách nào?
- Yêu cầu HS quan sát H67
+ Trong chăn nuôi người ta thường dự trữ thức ăn cho vật nuôi bằng cách nào?
+ Phương pháp làm khô và ủ xanh là làm thế nào? Loại thức ăn nào thường sử dụng làm khô, loại thức ăn nào thì ủ xanh?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- PP: Nhiệt học, cơ học; hóa học
- quan sát H66 hoàn thiện các câu hỏi bài tập
+ PP vật lí: H1,2,3
+ PP vi sinh vật: H4,5
+ PP hóa học: H6,7
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
+ (HSG-K) tự nêu theo thực tế gia đình (HSTB-Y) GV hướng dẫn 
- Quan sát H67 à trả lời:
+ Làm khô hoặc ủ xanh
+ Làm khô: Phơi khô thức ăn dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô bằng điện; Ủ xanh là làm lên men các loại rau, cỏ tươi xanh
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
-Kết luận:
1. Các phương pháp chế biến thức ăn.
- Phương pháp vật lí: 
+ Cơ học: Cắt ngắn, nghiền nhỏ,
- Phương pháp vi sinh vật: ủ tinh bột, ủ men
- Phương pháp hóa học: 
+ Kiềm hóa thức ăn có nhiều như rơm, rạ
+ Phối trộn nhiều loại thức ăn tạo ra thức ăn hỗn hợp 
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn
- Làm khô: Các loại củ, hạt, rơm, cỏ
- Ủ xanh: các loại rau, cỏ xanh
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
THNL- THMT: Thức ăn vật nuôi cần bảo quản kĩ để không mất chất dinh dưỡng trong thức ăn và thức ăn không bị nấm, mốc, mầm bệnh xâm nhập.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (5’)
- Em hãy cho biết tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn?
- Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV nhấn mạnh nội dung chính của bài
* Hướng dẫn:
- GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 40 SGK.
- Đọc mục em có biết để biết thêm về đặc điểm dạ dày của một số loài ăn cỏ.
- Học bài và trả lời các câu hỏi sgk
- Xem tiếp và chuẩn bị 40, xem trước cách phân loại thứ ăn vật nuôi và phương pháp sản xuất thức ăn vật nuôi
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học (4’)
- Kiểm tra:
Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
Kể tên một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vât nuôi? Nêu ví dụ
- Đánh giá bài giờ học:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
IV. Rút kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết: 43 
Bài 40: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:
 Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức: 
+ Biết:.Một số phương pháp sản xuất thức ăn vật nuôi
+ Hiểu:
- Nêu được các tiêu chuẩn thức ăn vật nuôi dựa vào thành phần dinh dưỡng. Xếp loại được thức ăn cụ thể có nguồn gốc động vật hay động vật thuộc loại giàu protein, giàu gluxit hay giàu thức ăn thô
 - Nêu được ý nghĩa phân loại thức ăn vật nuôi theo nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng.
- Trình bày được phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit và thức ăn thô xanh. 
+ Vận dụng: Lấy một số ví dụ đẻ minh họa
 Kỹ năng: Nhận biết các loại thức ăn giàu protein, giàu gluxit và thức ăn thô xanh
 Thái độ: Bảo vệ sức khỏe và cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng cho vật nuôi
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS:
- Phẩm chất: Có ý thức tiết kiệm, biết cách bảo quản và chế biến một số thức ăn vật nuôi trong gia đình.
+ Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, giao tiếp, TL nhóm
+ Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ, vận dụng kiến thức vào cuộc sống
II. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.
 Học sinh: Xem và chuẩn bị nội dung thực hành và sư tầm một số tranh hình có liên quan
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm Tra bài cũ: (5 phút)
- Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
- Kể tên một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vât nuôi? Nêu ví dụ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu về phân loại thức ăn vật nuôi (10 phút)
- Mục tiêu: HS biết được căn cứ để phân loại và tên các loại thức ăn vật nuôi.
I. Phân loại thức ăn
- Nội dung:
+ Để phân loại thức ăn vật nuôi ta dựa vào đâu? 
- (HSG-K) phân loại thức ăn bảng sgk/ 107 (HSTB-Y) Gv hướng dẫn
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
+ Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn vật nuôi
- HS phân loại thức ăn bảng sgk/ 107
1,2,3: Giàu protein
4: Giàu gluxit
5: Thức ăn thô
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
Kết luận:
- Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn
+ Hàm lượng gluxit ≥ 14% à thức ăn giàu protein
+ Hàm lượng gluxit ≥ 50% à thức ăn giàu gluxit
+ Hàm lượng xơ ≥ 30% à thức ăn thô
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 2: Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein (11 phút)
- Mục tiêu: HS biết được cách sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
II. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein
- Nội dung:
- Yêu cầu HS quan sát H68
+ Nêu các phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- HS quan sát H68
+ Môt số phương pháp:
a. Chế biến sản xuất nghề cá: SX bột cá có từ các sản phẩm của cá
b. Nuôi giun đất, tận dụng phân rác của trâu, bò, dê
=> Làm thức ăn cho vật nuôi
c. Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu xoay vòng trên ruộng vườn để có nhiều thức ăn ho đậu (vì giàu proein thức ăn cho vật nuôi)
Kết luận:
- Nuôi và khai thác nhiều thủy, hải sản để sản xuất ra nhiều loại thức ăn giàu protein
- Trồng nhiều cây họ đậu
- Nuôi và tận dụng thức ăn động vật như nuôi giun đất, nhộng tằm
HĐ 3: Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh (10 phút)
- Mục tiêu: HS biết được cách sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh 
- Nội dung:
+ Liên hệ mô hình VAC ở địa phương?
- Giáo viên giảng thêm:
+ Vườn: trồng rau, cây lương thực để chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
+ Ao: nuôi cá lấy nước tưới cho cây ở vườn.
+ Chuồng: nuôi trâu, bò, lợn, gà cung cấp phân chuồng cho cây trong vườn và cá dưới ao.
Tùy theo vùng mà người ta áp dụng mô hình RVAC: rừng- vườn- ao- chuồng. (HSG-K phân tích mô hình)
+ Theo em làm thế nào để có được nhiều thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?
+ Cho một số ví dụ về pp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
- Kết luận: Phát triển sản xuất theo mô hình VAC hoặc RVAC để sản xuất ra nhiều loại thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh sẽ góp phần phát triển chăn nuôi vững chắc
- Đọc thông tin và hoàn thành bài tập trong bảng sgk/109 (thảo luận nhóm 5P ) => Trình bày, nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- P2 sx tă giàu G: Luân canh, gối vụ để sx ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn 
- P2 sx tă thô xanh: 
+ Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều cỏ, rau xanh cho v/nuôi
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (4’)
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV nhấn mạnh nội dung chính của bài
* Hướng dẫn về nhà:
- GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 42 và 43 SGK. GV phân công HS chuẩn bị theo nhóm:
 + Hai nhóm chuẩn bị: chảo rang, bếp ga du lịch hoặc bếp điện và 0,5 kg hạt đậu tương.
 + Hai nhóm chuẩn bị: 1kg bột ngô hoặc gạo, sắn, chậu nhựa, vải, nilon sạch, bánh men rượu nghiền nhỏ, nước sôi để nguội.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học (2’)
- Kiểm tra:
- Em hãy cho biết cách phân biệt các loại thức ăn với nhau?
- Nêu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, gluxit và thức ăn thô xanh?
- Đánh giá bài giờ học:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt tuần 27
Ngày: /02/2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc