Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Thông qua tiết ôn tập:

Củng cố lại một số kiến thức phần thủy sản ở HK II và phần chăn nuôi

+ Gợi mở và giúp các em khắc sau kiến thức đã học nhằm giúp các em làm tốt bài kiểm tra

- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào chọn lọc giống vật nuôi

- Thái độ:  

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy:  Soạn giáo án; một số câu hỏi ôn tập
  2. Trò: Xem lại các kiến thức đã học

III/ Các bước lên lớp

  1. Ổn định lớp: 1 phút.
  2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Chọn phối là gì? Em hãy nêu ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống.

- Mục đích và phương pháp chọn giống thuần chủng?

3. Nội dung bài mới: Trong chăn nuôi con người luôn muốn có giống vật nuôi tốt hơn. Vì vậy, cần phải thường xuyên chọn giống vật nuôi để chộn ra những giống vật nuôi tốt nhất.

doc 8 trang Khánh Hội 19/05/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 15/01/2019
Tiết số: 36 Tuần: 24
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Thông qua tiết ôn tập:
+ Củng cố lại một số kiến thức phần thủy sản ở HK II và phần chăn nuôi
+ Gợi mở và giúp các em khắc sau kiến thức đã học nhằm giúp các em làm tốt bài kiểm tra
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào chọn lọc giống vật nuôi
- Thái độ: 
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án; một số câu hỏi ôn tập
Trò: Xem lại các kiến thức đã học
III/ Các bước lên lớp
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Chọn phối là gì? Em hãy nêu ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống.
- Mục đích và phương pháp chọn giống thuần chủng?
3. Nội dung bài mới: Trong chăn nuôi con người luôn muốn có giống vật nuôi tốt hơn. Vì vậy, cần phải thường xuyên chọn giống vật nuôi để chộn ra những giống vật nuôi tốt nhất.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ I: Hệ thống một số kiến thức ở học kì II. (15 phút)
- GV nêu câu hỏi:
+ Ở HK II, Phần thủy sản chúng ta tìm hiểu những gì? 
+ Ở phần chăn nuôi các em tìm hiểu những gì?
+ Chăn nuôi có vai trò và nhiệm vụ như thế nào?
+ Giống vật nuôi là gì? 
+ Thế nào là sinh trưởng và phất dục ở vật nuôi? Nêu ví dụ
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Trả lời câu hỏi của GV:
+ Cách chăm sóc, quản lý và phòng bệnh cho động vật thủy sản.
+ Thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản.
+ Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
+ Vai trò của và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
+ Giống vật nuôi
+ Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
+ Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
+ Nhân giống vật nuôi
 I. Hệ thống kiến thức
1. Phần thủy sản
 Chương II 
- Cách chăm sóc, quản lý và phòng bệnh cho động vật thủy sản.
- Thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản.
- Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
2. Phần chăn nuôi
- Vai trò của và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
- Giống vật nuôi
- Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
- Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
- Nhân giống vật nuôi
HĐ 2: Hệ thống một số câu hỏi bài tập (17 Phút)
- GV cho HS thảo luận làm một số câu hỏi bài tập
- GV phân mỗi tổ thảo luận 2 câu
- Đại diện tổ trả lời câu hỏi bài tập
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Thảo luận trả lời và làm một số bài tập giáo viên yêu cầu
- Đại diện tổ trả lời
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Câu hỏi bài tập
1. Muốn phòng bệnh cho tôm cá, theo em cần phải có biện pháp gì?
2. Khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm ta có thể xử lí như thế nào?
3. Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? 
4. Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi? Cho ví dụ.
5. Nêu các phương pháp chọn phối vật nuôi? Nêu ví dụ.
4. Củng cố: (4 phút)
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
	- Về nhà học bài các kiến thức giáo viên ôn trên lớp
	- Tiết sau kiểm tra một tiết
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 15/01/2019
Tiết số: 37 Tuần: 24
 KIỂM TRA: 1 TIẾT
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Thông qua tiết kiểm tra:
	+ Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học ở HK II cho học sinh
	+ Đánh giá kết quả học tập của từng học sinh, Từ đó có biện pháp bồi dưỡng cho các em yếu, kém.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết và trình bày khoa học
- Thái độ: Nghiên túc trong thi cử. 
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Ôn kỹ các kiến thức cho HS 
2. Trò: Học bài trước ở nhà
III/ Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 1 phút.
 2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Nội dung bài mới: Phát đề kiểm tra
MA TRẬN
Nội dung
Các mức độ cần đạt
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho vật nuôi
Chăm sóc và quản lí ... cho động vật thủy sản
Thu hoạch và bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản
- Phòng và trị bệnh cho tôm, cá
Bảo vệ... nguồn lợi thủy sản
1 câu 
0,5 đ
1 câu
 0,5 đ
1 câu 
0,5 đ
1 Câu 
1,5 đ
4 câu
3đ, tỉ lệ: 30%
Đại cương về kĩ thuật nuôi chăn nuôi
- Chọn giống vật nuôi
- Sinh trưởng và phát dục
Nhân giống vật nuôi
- Sinh trưởng và phát dục
-Vai trò của chăn nuôi
Nhân giống vật nuôi
3 câu
 1,5 đ
1 Câu 
2,5 đ
1 câu 
0,5 đ
1 câu 
2đ
1 câu 
0,5 đ
7 câu 
7đ
Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
5 câu
4,5 đ 
tỉ lệ: 45%
3 câu
3 đ 
tỉ lệ: 30%
3 câu
2,5 đ 
tỉ lệ: 25%
11 câu
10đ, tỉ lệ: 100%
B. ĐỀ KIỂM TRA 
Đề 1:
I. PHẦN TRẮC NGHI ỆM: (4 ĐIỂM)
* Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ý trả lời đúng của các câu sau: (Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu được 0,5đ)
Câu 1. Cho cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và làm ô nhiễm môi trường?
A. Cho cá ăn đúng giờ.	 B. Chỉ cho cá ăn vào buổi sáng.
C. Cho ăn lượng ít và nhiều lần. 	 D. Cho ăn phải đủ chất dinh dưỡng
Câu 2. Một số thảo mộc có thể dùng chữa bệnh cho tôm, cá?
A. Tỏi, hạt cau. 	 B. Củ hành, củ nghệ.
C. Hạt tiêu, lá ổi. D. Hành lá, lá hẹ.
Câu 3. Cách bảo quản nào giữ sản phẩm thủy sản được lâu và chế biến được nhiều món ăn ngon?
A. Ướp muối.	 B. Làm lạnh.
C. Làm khô	. D. Không có cách nào.
Câu 4. Chăn nuôi vịt, gà có vai trò gì? 
A. Cung cấp thực phẩm. 	 B. Cung cấp sức kéo.
C. Cung cấp phân bón. 	 D. Cung cấp hàng mỹ nghệ.
Câu 5. Sự sinh trưởng của vật nuôi là?
A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
 B. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
C. Sự thay đổi về chất bên trong cơ thể vật nuôi.	 
D. Sự tăng lên về khối lượng và kích thước các bộ phận của cơ thể.
Câu 6. Khi nhân giống thuần chủng đời con sẽ mang các đặc điểm như thế nào?
A. Giống bố và mẹ. B. Chỉ giống bố.
C. Chỉ giống mẹ. D. Lai các đặc tính khác.
Câu 7. Biểu hiện sự phát dục của vật nuôi là:
A. Gà mái tăng cân từ 1,5kg lên 2kg. B. Gà trống biết gáy.
C. Chiều dài của lợn tăng thêm 5 cm. D. Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa.
Câu 8. Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
Câu 1. Khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm ta có thể xử lí như thế nào? (1,5đ)
Câu 2. Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? (2đ)
Câu 3. Nêu các phương pháp chọn phối vật nuôi? Cho ví dụ. 2,5đ) 
 Đề: 2
I. PHẦN TRẮC NGHI ỆM: (4 ĐIỂM)
* Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất. 
(Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu được 0,5đ)
Câu 1. Sự sinh trưởng của vật nuôi là?
A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
 B. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
C. Sự thay đổi về chất bên trong cơ thể vật nuôi.	 
D. Sự tăng lên về khối lượng và kích thước các bộ phận của cơ thể.
Câu 2. Khi nhân giống thuần chủng đời con sẽ mang các đặc điểm như thế nào?
A. Giống bố và mẹ. B. Chỉ giống bố.
C. Chỉ giống mẹ. D. Lai các đặc tính khác.
Câu 3. Biểu hiện sự phát dục của vật nuôi là:
A. Gà mái tăng cân từ 1,5kg lên 2kg. B. Gà trống biết gáy.
C. Chiều dài của lợn tăng thêm 5 cm. D. Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa.
Câu 4. Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 5. Cho cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và làm ô nhiễm môi trường?
A. Cho cá ăn đúng giờ.	 B. Chỉ cho cá ăn vào buổi sáng.
C. Cho ăn lượng ít và nhiều lần. 	 D. Cho ăn phải đủ chất dinh dưỡng
Câu 6. Một số thảo mộc có thể dùng chữa bệnh cho tôm, cá?
A. Tỏi, hạt cau. 	 B. Củ hành, củ nghệ.
C. Hạt tiêu, lá ổi. D. Hành lá, lá hẹ.
Câu 7. Cách bảo quản nào giữ sản phẩm thủy sản được lâu và chế biến được nhiều món ăn ngon?
A. Ướp muối.	 B. Làm lạnh.
C. Làm khô	. D. Không có cách nào.
Câu 8. Chăn nuôi vịt, gà có vai trò gì? 
A. Cung cấp thực phẩm. 	 B. Cung cấp sức kéo.
 C. Cung cấp phân bón. 	 D. Cung cấp hàng mỹ nghệ.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
Câu 1. Khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm ta có thể xử lí như thế nào? (1,5đ)
Câu 2. Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? (2đ)
Câu 3. Nêu các phương pháp chọn phối vật nuôi? Cho ví dụ. 2,5đ)
Đề: 3 
I. PHẦN TRẮC NGHI ỆM: (4 ĐIỂM)
* Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất. 
(Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu được 0,5đ)
Câu 1. Cách bảo quản nào giữ sản phẩm thủy sản được lâu và chế biến được nhiều món ăn ngon?
A. Ướp muối.	 B. Làm lạnh.
C. Làm khô	. D. Không có cách nào.
Câu 2. Chăn nuôi vịt, gà có vai trò gì? 
A. Cung cấp thực phẩm. 	 B. Cung cấp sức kéo.
C. Cung cấp phân bón. 	 D. Cung cấp hàng mỹ nghệ.
Câu 3. Sự sinh trưởng của vật nuôi là?
A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
 B. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
C. Sự thay đổi về chất bên trong cơ thể vật nuôi.	 
 D. Sự tăng lên về khối lượng và kích thước các bộ phận của cơ thể.
Câu 4. Cho cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và làm ô nhiễm môi trường?
A. Cho cá ăn đúng giờ.	 B. Chỉ cho cá ăn vào buổi sáng.
C. Cho ăn lượng ít và nhiều lần. 	 D. Cho ăn phải đủ chất dinh dưỡng
Câu 5. Một số thảo mộc có thể dùng chữa bệnh cho tôm, cá?
A. Tỏi, hạt cau. 	 B. Củ hành, củ nghệ.
C. Hạt tiêu, lá ổi. D. Hành lá, lá hẹ.
Câu 6. Khi nhân giống thuần chủng đời con sẽ mang các đặc điểm như thế nào?
A. Giống bố và mẹ. B. Chỉ giống bố.
C. Chỉ giống mẹ. D. Lai các đặc tính khác.
Câu 7. Biểu hiện sự phát dục của vật nuôi là:
A. Gà mái tăng cân từ 1,5kg lên 2kg. B. Gà trống biết gáy.
C. Chiều dài của lợn tăng thêm 5 cm. D. Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa.
Câu 8. Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
Câu 1. Khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm ta có thể xử lí như thế nào? (1,5đ)
Câu 2. Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? (2đ)
Câu 3. Nêu các phương pháp chọn phối vật nuôi? Cho ví dụ. 2,5đ) 
Đề: 4
I. PHẦN TRẮC NGHI ỆM: (4 ĐIỂM)
* Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất. 
(Từ câu 1 đến câu 8, đúng mỗi câu được 0,5đ)
Câu 1. Khi nhân giống thuần chủng đời con sẽ mang các đặc điểm như thế nào?
A. Giống bố và mẹ. B. Chỉ giống bố.
C. Chỉ giống mẹ. D. Lai các đặc tính khác.
Câu 2. Biểu hiện sự phát dục của vật nuôi là:
A. Gà mái tăng cân từ 1,5kg lên 2kg. B. Gà trống biết gáy.
C. Chiều dài của lợn tăng thêm 5 cm. D. Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa.
Câu 3. Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 4. Cho cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và làm ô nhiễm môi trường?
A. Cho cá ăn đúng giờ.	 B. Chỉ cho cá ăn vào buổi sáng.
C. Cho ăn lượng ít và nhiều lần. 	 D. Cho ăn phải đủ chất dinh dưỡng
Câu 5. Một số thảo mộc có thể dùng chữa bệnh cho tôm, cá?
A. Tỏi, hạt cau. 	 B. Củ hành, củ nghệ.
C. Hạt tiêu, lá ổi. D. Hành lá, lá hẹ.
Câu 6. Cách bảo quản nào giữ sản phẩm thủy sản được lâu và chế biến được nhiều món ăn ngon?
A. Ướp muối.	 B. Làm lạnh.
C. Làm khô	. D. Không có cách nào.
Câu 7. Chăn nuôi vịt, gà có vai trò gì? 
A. Cung cấp thực phẩm. 	 B. Cung cấp sức kéo.
C. Cung cấp phân bón. 	 D. Cung cấp hàng mỹ nghệ.
Câu 8. Sự sinh trưởng của vật nuôi là?
A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
 B. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể vật nuôi.
C. Sự thay đổi về chất bên trong cơ thể vật nuôi.	 
D. Sự tăng lên về khối lượng và kích thước các bộ phận của cơ thể.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
Câu 1. Khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm ta có thể xử lí như thế nào? (1,5đ)
Câu 2. Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? (2đ)
Câu 3. Nêu các phương pháp chọn phối vật nuôi? Cho ví dụ. 2,5đ) 
 C. ĐÁP VÀ THANG ĐIỂM: 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
ĐỀ 1
C
A
B
A
D
A
B
B
ĐỀ 2
D
A
B
B
C
A
B
A
ĐỀ 3
B
A
D
C
A
A
B
B
ĐỀ 4
A
B
B
C
A
B
A
D
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
Câu 1
0,5 đ - Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
0,5 đ - Tháo bớt nước nước cũ, cho thêm nước sạch.
0,5 đ - Nếu ô nhiễm nặng đánh bắt hết tôm, cá xử lí lại nguồng nước.
Câu 2:
0,5đ - Cung cấp thực phẩm.
0,5đ - Cung cấp sức kéo.
0,5đ - Cung cấp phân bón. 
0,5đ - Nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác. 
Câu 3: 
0,75đ - Chọn phối cùng giống: Là chọn con đực và cái có cùng một giống
0,5đ Ví dụ: Lợn Ỉ đực với lợn Ỉ cái
0,75đ – Chọn phối khác giống: Là chọn con đực và cái khác giống với nhau
0,5đ - Ví dụ: Chọn gà trống Rốt vơi gà mái Ri
 4. Củng cố:
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút): 
Soạn và chuẩn bị bài 35, 36 thực hành ; Tranh ảnh một số giống gà
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	..
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0-dưới 5
Từ 5-dưới 7
Từ 7-dưới 9
Từ 9- 10
So sánh lần KT trước (từ 5 trở lên)
7B
7D
7C
Châu Thới, ngày tháng 01 năm 2019
Duyệt tuần 24
..........................................................
..............................................................
..............................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc