Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. MỤC TIÊU:

   1.Kiến thức.

           - HS biết được khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục của v/nuôi.

           - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của v/nuôi.

     2. Kỹ năng.

            Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm.

     3. Thái độ.
           Có ý thức trong  việc tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

II. CHUẨN BỊ:

           - Thầy: Tranh vẽ hình 54.

           - Trò: Xem trước bài 32 ở nhà.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1’)         

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)         

- Thế nào là giống vật nuôi? Cho ví dụ

- Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

3. Nội dung bài mới: Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến lúc thành cá thể non → trưởng thành rồi già cỗi diễn ra phức tạp nhưng tuân theo những qui luật I định. Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về qúa trình sinh trưởng và phát dục, MQH giữa sinh trưởng và phát dục qua đó hiểu được vai trò nuôi dưỡng, đk sống MQH với yếu tố di truyền tạo nên NS, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

doc 4 trang Khánh Hội 15/05/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 23 – Tiết: 34 	Ngày soạn: 06/01/2019
BÀI 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức.
	- HS biết được khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục của v/nuôi.
	- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của v/nuôi.
	2. Kỹ năng.
	 Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm.
	3. Thái độ.
	 	Có ý thức trong việc tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
II. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: Tranh vẽ hình 54.
	- Trò: Xem trước bài 32 ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- Thế nào là giống vật nuôi? Cho ví dụ 
- Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
3. Nội dung bài mới: Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến lúc thành cá thể non → trưởng thành rồi già cỗi diễn ra phức tạp nhưng tuân theo những qui luật I định. Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về qúa trình sinh trưởng và phát dục, MQH giữa sinh trưởng và phát dục qua đó hiểu được vai trò nuôi dưỡng, đk sống MQH với yếu tố di truyền tạo nên NS, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Mục II. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ( giảm tải)
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. (20’)
I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 
- QS hình 54 em có nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể 3 con vịt xiêm?
- Nhận xét về khối lượng các giống lợn qua các giai đoạn từ: Bào thai → lợn sơ sinh → lợn nhỡ → trưởng thành.
- Con gà, vịt trống, mái lúc trưởng thành có đặc điểm gì ≠ Con gà, vịt còn nhỏ?
- Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục ?
* GV mở rộng (HSK-G): cùng với sự phát triển của cơ thể (cao, to, nặng cân), thì con ngan trưởng thành có mào to, con gà trống biết gáy, biết đạp mái thể hiện sự phát dục của v/nuôi. 
+ Ở con cái cùng với sự phát triển cơ thể, buồng trứng sinh trưởng → trưởng thành → buồng trứng sinh trứng, chín => phát dục buồng trứng.
- HS đọc thông tin sgk và quan sát hình 54 sgk, giải thích :
=> Kết luận về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ hỗ trợ nhau.
 + Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
 + Phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
+ Con đực: tinh hoàn sx ra tinh trùng và hóoc môn sinh dục kích thích gà gáy, đạp mái => sự phát dục.
- Sinh trưởng và phát dục thường có những biểu hiện như thế nào ?
- HS dựa vào những khái niệm để phân biệt những biến đổi nào ở cơ thể thuộc sự sinh trưởng và phát dục ?
=> Thảo luận nhóm (2P), hoàn thành bảng ở sgk/87.
HĐ 2: Tìm hiểu yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ( 15’ )
II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
- Nuôi thật tốt con lợn ỉ có thể tăng trọng lượng = con lợn Landrat, lợn Joocsai ko? Tại sao? 
- Muốn chăn nuôi đạt NS cao phải làm gì? (HSY)
- Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào ?
- Con người có thể đều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn không ? tại sao ?
- Đọc thông tin nêu những yếu tố tác động → sinh trưởng phát dục.
→ Không do gen di truyền quyết định.
→ Giống + KT nuôi tốt.
=> Kết luận 
- Giống (yếu tố di truyền)
- Yếu tố ngoại cảnh (Thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc)
4. Củng cố: ( 3’ )
	- Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ? Cho VD.
	- Em cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 2’)
	- Học bài và trả lời câu hỏi sgk.
	- Chuẩn bị bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 23 – Tiết: 35	Ngày soạn: 06/01/2019
BÀI 33 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ
QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 	- HS biết được khái niệm về chọn giống vật nuôi.
- Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi đang dùng ở nước ta.
- Biết được mục đích quản lí giống vật nuôi.
 2. Kỹ năng:
 	Có được một số kỹ năng chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.
 3. Thái độ:
 	Có ý thức trong việc chọn và quản lí giống vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ :
	- Thầy : Phiếu học tập.
	- Trò : Đọc trước bài 33 ở nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1.Ổn định: (1’)
	- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	- Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục ? cho ví dụ ?
	- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục ? 
3. Nội dung bài mới: Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc giống để giữ lại những con tốt nhất’ đóng góp tối đa cho thế hệ sau và loại bỏ những con có nhược điểm, việc đó gọi là chọn giống.
Sơ đồ 9 và bài tập không dạy, chỉ giới thiệu nội dung và mục đích
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Khái niệm về chọn giống vật nuôi. 
( 10’)
I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi:
- GV: Trong c/nuôi, con người luôn muốn có một giống vật nuôi ngày một tốt hơn . Do đó cần phải chọn giống vật nuôi.
+ Vậy chọn giống vật nuôi là gì?
+ Lấy VD về chọn giống vật nuôi?
( VD chọn giống như: chọn lợn giống phải là: con vật tròn mình, lưng thẳng, bụng không sệ, mông nở,)
- Học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
à Là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống. 
àHS nêu VD
 Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.
HĐ 2: Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
 (18’ )
II. Một số p2 chọn giống vật nuôi :
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là chọn lọc hàng loạt?
HS đọc và trả lời:
à Là p2dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sx của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong 
1. Phương pháp chọn lọc giống hàng loạt:
 Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sx của từng vật nuôi để chọn 
HĐ của thầy 
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
+ Gia đình em thường chọn giống vật nuôi bằng cách nào?
+ Em có thể cho 1 số VD về chọn lọc hàng loạt?
+ Thế nào phương pháp kiểm tra năng suất?
+ Hiện nay người ta áp dụng phương pháp kiểm tra NS đối với những vật nuôi nào?
+ Trong phương pháp kiểm tra NS lợn giống dựa vào những tiêu chuẩn nào?
(HSG-K): Nêu ưu và nhược điểm của 2 phương pháp trên? Phương pháp nào được áp dụng hiện nay?
- GVgiảng thêm: Có nhiều phương pháp chọn giống khác nhau nhưng sử dụng phổ biến là phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra NS.
+ Vậy có mấy phương pháp để chọn giống vật nuôi?
đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống. 
à Học sinh cho ví dụ.
à Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một đk “chuẩn”, trong cùng 1 thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem ra so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ làm giống.
à Đối với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn 90 - 300 tuổi ngày.
à Căn cứ vào cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng để quyết định chọn lợn giống.
à phương pháp chọn lọc hàng loạt:
* Ưu điểm: là đơn giản, phù hợp với trình độ kỹ thuật còn thấp.
* Nhược điểm: là độ chính xác không cao.
+ phương pháp kiểm tra năng suất có:
* Ưu điểm: là có độ chính xác cao hơn
* Nhược điểm: là khó thực hiện.
àHS nêu kết luận
lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất để làm giống.
- Ưu điểm: Đơn giản, phù hợp với trình độ kỹ thuật còn thấp về công tác giống
2. phương pháp kiểm tra năng suất:
 -Trong đàn vật nuôi chọn ra những cá thể tốt sau đó được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn” trong cùng 1 thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước lựa những con tốt nhất giữ lại làm giống. 
- Kiểm tra năng suất được áp dụng rộng rãi để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi
HĐ 3 : Quản lí giống vật nuôi. (5’)
III. Quản lí giống vật nuôi.
Giới thiệu nội dung và mục đích quản lí giống vật nuôi
4. Củng cố: (3’)
	- Em hãy cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? Cho VD
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2’)
Duyệt tuần 23
Ngày: /01/2019
	- Học bài và trả lời câu hỏi sgk.
	- Chuẩn bị bài mới: xem trước bài 34.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc