Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

     - Kiến thức:Biết cách khâu được vòng ngoài bao tay trẻ sơ sinh.

    - Kỹ năng: Sáng tạo và khéo léo khi thực hành, vận dụng may hoàn chỉnh một chiếc bao tay.

    - Thái độ: Cẩn thận và tỉ mỹ khi thực hành, rèn luyện thói quen làm việc chính xác khoa học đúng qui trình.

II. Chuẩn bị:

           - Thầy: Tranh vẽ và quy trình mang bao tay.

                         + Mẫu bao tay tay.

           - Trò: Dụng cụ và vật liệu may.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Kiểm tra đồ dùng và mẫu vải đã cắt.

3. Nội dung bài mới:

a.Giới thiệu: (3’)

Trong giờ học qua chúng ta đã chuẩn bị xong  mẫu vải bao tay trẻ sơ sinh đã cắt. Mong chúng ta sẽ học cách khâu và hoàn tất bao tay.

docx 5 trang Khánh Hội 18/05/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh
Tuần: 8
Tiết: 15
Ngày soạn: 25/9/2018
BÀI 6: Thực hành
CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức:Biết cách khâu được vòng ngoài bao tay trẻ sơ sinh.
 - Kỹ năng: Sáng tạo và khéo léo khi thực hành, vận dụng may hoàn chỉnh một chiếc bao tay.
 - Thái độ: Cẩn thận và tỉ mỹ khi thực hành, rèn luyện thói quen làm việc chính xác khoa học đúng qui trình.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: Tranh vẽ và quy trình mang bao tay.
	 + Mẫu bao tay tay.
	- Trò: Dụng cụ và vật liệu may.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Kiểm tra đồ dùng và mẫu vải đã cắt.
3. Nội dung bài mới:
a.Giới thiệu: (3’)
Trong giờ học qua chúng ta đã chuẩn bị xong mẫu vải bao tay trẻ sơ sinh đã cắt. Mong chúng ta sẽ học cách khâu và hoàn tất bao tay.
b. Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
 * Hoạt động 3: (29’)Hướng dẫn khâu bao tay.
- Kiểm tra dụng cụ của HS.
- Hướng dẫn cách khâu.
- Khâu làm mẫu viền cổ tay cách luồn thun.
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
* Lưu ý học sinh:
+ Ở cổ tay cần gấp mép 2 lần, khâu mũi tới hoạc khâu vắt.
+ Luồn thun phải có độ co giãn.
* Lưu ý học sinh: Dọn vệ sinh.
* Tích hợp môi trường:
Tận dụng những mẫu vải thừa để sáng chế những sản phẩm nhỏ làm vật dụng trong gia đình
- Để dụng cụ lên bàn.
- Quan sát GV hướng dẫn.
- Tự thực hành trên vải của mình.
- Nghe, nhớ, thực hiện.
- Quan sát 
- Thực hiện
3. Khâu bao tay.
b. Khâu viền gấp mép vòng cổ tay và luồn thun.
- Gấp mép cổ tay (1 lần) vào 0.5 cm.
- Gấp mép cổ tay (2 lần) vào 1 cm.
- Luồn thun
 4. Củng cố + đánh giá: ( 5’)
 - Nhận xét lớp học.
 - Cho HS làm vệ sinh nơi thực hành.
 - Nhận xét sản phẩm, tuyên dương những HS làm đúng đẹp.
 - Nhắc nhở những HS làm chưa đẹp, sai, về nhà cố gắng thực hiện cho đúng.
 - Nhận xét đánh giá toàn bộ các giờ thực hành.
 - Chuẩn bị + ý thức khi thực hành.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’) 
 - Khâu vòng ngoài bao tay cho xong.
 - Chuẩn bị dụng cụ thực hành hoàn thành bao tay.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1.GV:.
 2.HS:.
Ngày soạn: 25/9/2018
Tuần: 8
Tiết: 16
Ôn tập
Chương I. MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Ôn các kiến thức đã học của may mặc trong gia đình.
 - Kỹ năng: Vận dụng để lựa chọn vải, kiểu may phù hợp, biết nhận xét cái đệp, sử dụng và bảo quản trang phục đúng cách.
 - Thái độ: Áp dụng mũi khâu cơ bản để may vá trang phục, hay những sản phẩm đơn giản.
II. Chuẩn bị:
	- Thầy: + Bảng phụ: sơ đồ tổng quát kiến thức chương I
	 + Một số bài tập, câu hỏi.
	- Trò: Ôn kiến thức đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
 * Hoạt động 1:( 20’) Ôn kiến thức
? Có mấy loại vải thường dùng trong may mặc?
? Nêu tính chất và nguồn gốc của 3 loại vải thường dùng?
? So sánh tính chất của vải sợi thiên nhiên và hóa học?
? Vải sợi pha có những ưu điểm gì?
? Người tiêu dùng ưa chuộng loại vải nào vì sao?
? Cho biết chức năng của trang phục? trang phục là gì?
? Theo em thế nào là mặc đẹp?
? Cần chọn các vật dụng như thế nào để tạo nên sự đồng bộ của trang phục?
? Nêu cách phân loại trang phục?
? Trang phục cần được sử dụng và bảo quản như thế nào?
? Trình bày các công việc bảo quản trang phục?
- Kiến thức cũ học sinh ôn lại bằng hình thức trả lời các câu hỏi có hệ thống
- Trả lời: 3 loại
- Nhắc lại tính chất, nguồn gốc 3 loại vải.
- So sánh
- Trả lời: à Vải sợi pha mang ưu điểm thoáng mát, bền, đẹp, đẹp được nhiều người ưa sử dụng.
- Trả lời: bền, đẹp,
- Trả lời: bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
- Mặc phù hợp vóc dáng, lứa tuổi, công việc
- Phù hợp với áo quần
- Trả lời: theo thời tiết, theo công dụng
- Sử dụng đúng kĩ thuật
- Trả lời: giặt, ủi
I. Về kiến thức:
1. Các loại vải thường dùng trong may mặc:
a. Vải sợi thiên nhiên
b. Vải sợi hóa học
c. Vải sợi pha
à Vải sợi pha mang ưu điểm thoáng mát, bền, đẹp, đẹp được nhiều người ưa sử dụng.
2. Lựa chọn trang phục:
a. Cách sử dụng.
b. Cách bảo quản.
Hoạt động 2: (17’) Trình bày nội dung ôn
- Cho các nhóm trình bày nội dung ôn tập.
- Nhận xét bổ sung.
- Cho HS làm thêm một số bài tập.
- Các nhóm trình bày nội dung.
- Bổ sung thêm.
- Làm bài tập.
 4. Củng cố: (4’)
 GV nhận xét, ý thức, thái độ, tinh thần học tập của học sinh kết quả tiết ôn tập.
 5. Hướng dẫn HS tự học làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3')
	- Học bài 
 - Chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:
 Châu Thới, 27/09/2018	
 Trình kí,
..
..

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_8_nam_hoc_2018_2019_truong_thi.docx