Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, học sinh:
+ Kiến thức: Biết cách bảo quản trang phục và các kí hiệu bảo quản.
+ Kỹ năng: Vận dùng giữ gìn trang phục luôn bền đẹp, tiết kiệm được chi tiêu trong may mặc.
+ Thái độ: Có ý thức sử dụng trang phục hợp lí để tiết kiệm chi tiêu.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: + Bảng phụ có ghi bảng 4 – SGK
+ Một số băng vải có ghi ký hiệu giặt, là.
- Trò: Tìm hiểu bài
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Nêu các trường hợp về sự kết hợp màu sắc. Cho ví dụ minh họa.
3. Nội dung bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Trình bày:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
Tuần: 5 Tiết: 9 Ngày soạn: 3/09/2017 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T2) I. Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh: + Kiến thức: Biết cách bảo quản trang phục và các kí hiệu bảo quản. + Kỹ năng: Vận dùng giữ gìn trang phục luôn bền đẹp, tiết kiệm được chi tiêu trong may mặc. + Thái độ: Có ý thức sử dụng trang phục hợp lí để tiết kiệm chi tiêu. II. Chuẩn bị: - Thầy: + Bảng phụ có ghi bảng 4 – SGK + Một số băng vải có ghi ký hiệu giặt, là. - Trò: Tìm hiểu bài III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ ? Nêu các trường hợp về sự kết hợp màu sắc. Cho ví dụ minh họa. 3. Nội dung bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Trình bày: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 3:Tìm hiểu cách bảo quản trang phục ( 32’) ? Vì sao phải bảo quản trang phục? ? Bảo quản trang phục gồm những công việc gì? Các công việc này cần làm thường xuyên không vì sao? - Nhận xét, kết luận. 1. Quy trình giặt, phơi: - Yêu cầu đọc nội dung và làm hoàn chỉnh đoạn quy trình. - Nhận xét, kết luận ? Em cho biết khi giặt quần áo chú ý vấn đề gì? ? Tại sao phải giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch? 2. Là (ủi) ? Vì sao phải là (ủi) áo quần? ? Tất cả các loại trang phục đều phải là (ủi) trước khi mặc hay bao lâu mới là (ủi)? - Nhận xét, kết luận (Có một số loại vải không cần là như: nhung, ren, len, nỉ,) ? Quan sát hình 1.13 và liên hệ thực tế em hãy cho biết dụng cụ để là (ủi) có những gì? Nêu công dụng của chúng? - Yêu cầu đọc quy trình là (ủi) - Hướng dẫn cách sử dụng bàn là khi là (ủi) - Giới thiệu các kí hiệu giặt là – SGK. Bảng 4 (GV giới thiệu cho học sinh biết). - Hướng dẫn học sinh cách đọc trên băng vải nhỏ đính trên áo, quần. ? Trang phục cần được cất giữ như thế nào? Nêu cách bảo quản áo quần tránh ẩm, móc, gián, - Nhận xét, kết luận (Có thể dùng “ long nảo” hay áo quần sau khi phơi nên để nguội mới để vào tủ cất, giữ). - Đề nghị đọc nội dung SGK * Trong quá trình sử dụng và bảo quản trang phục sẽ tiết kiệm được nguyên liệu dệt vải tiết kiệm nguồn nước , hạn chế chất thải (xà phòng, nấm...) đưa ra môi trường. - Trả lời: sử dụng lâu và làm đẹp. - Trả lời: giặt, phơi, là - Trả lời: thường xuyên..vì trang phục sử dụng hàng ngày. - Đọc nội dung - Làm bài - Trình bày - Trả lời: chỗ bẩn. - Trả lời: sạch xà phòng. - Suy nghỉ - Trả lời: cho phẳng - Trả lời: trước khi mặc - Trả lời - Đọc, quan sát hình - Trả lời: bàn là, cầu là,.. - Đọc - Trả lời: bàn là để làm phẳng - Trả lời: điều chỉnh nhiệt độ từng loại vải. - Đọc - Làm quen - Đọc thực hành - Thảo luận trình bày. - Trả lời theo SGK. - Xếp ngay ngắn bỏ vào tủ. - Đọc SGK. II. Bảo Quản Trang Phục: Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm được chi tiêu trong may mặc. 1. Giặt, Phơi * Quy trình giặt, phơi: Lấy, tách riêng, vò ngâm, giũ, nước sạch chất làm mềm vải, phơi ngoài nắng, bóng râm, mắc áo, cặp áo quần. 2. Là (ủi): Là một công việc cần thiết để làm phẳng áo, quần sau khi giặt, phơi. a. Dụng cụ là (ủi) - Bàn là, bình phun nước , cầu là. b. Quy trình là (ủi) (SGK) 3. Cất giữ: (SGK) 4. Củng cố: (4’) - Đọc “ Ghi nhớ” SGK. ? Vì sao phải bảo quản trang phục? Nêu công việc bảo quản. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’) - Học bài. - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc phần “ghi nhớ”. - Chuẩn bị các dụng cụ để học may: Vải kim, chỉ, thước kẻ, bút chì. IV. Rút kinh nghiệm: 1. GV: 2. HS: Trình kí,.. ... . Ngày soạn: 3/09/2017 Tuần: 5 Tiết: 10 BÀI 5: Thực hành: ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN I. Mục tiêu: - Sau giờ học, học sinh cần: + Kiến thức: Biết thực hiện các mũi khâu cơ bản. + Kỹ năng: Áp dụng để khâu một số sản phẩm đơn giản. + Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh trong quá trình thực hành. II. Chuẩn bị: - Thầy: + Mẫu vẽ và mẫu vải may các mũi khâu cơ bản. + Dụng cụ may. - Trò: Vải và các dụng cụ may III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Vì sao phải bảo quản trang phục? 3. Nội dung bài mới: - Giới thiệu: 3’ Ở tiểu học các em đã được học một số mũi khâu cơ bản để áp dụng tự khâu vá áo quần hay một số sản phẩm đơn giản. Hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại 2 mũi khâu cơ bản nhất. - Trình bày: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản * Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (10’) Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập. ? Để thực hiện các mũi khâu cần chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ như thế nào? ? Chuẩn bị vải với kích thước bao nhiêu? - Nhận xét, ghi bảng - Đề nghị học sinh cắt vải đúng kích thước. - Mang dụng cụ, nguyên liệu ra - Trả lời: vải, kim, chỉ, - Trả lời: - 2 mảnh: 8 cm x 15 cm - Cắt vải I. Chuẩn bị: - 2 mảnh vải có kích thước 8cm x 15 cm. - Kéo, kim, chỉ, thước, bút chì. * Hoạt động 2: (19’) Hướng dẫn ôn 2 mũi khâu cơ bản 1. Khâu mũi thường (mũi tới): - Quan sát hình 1.14 – SGK - Hãy đọc cách thực hiện - Khâu làm mẫu - Hướng dẫn học sinh thực hiện trên vải. 2. Khâu mũi đột mau: Đề nghị học sinh quan sát hình 15 SGK. ? Hãy đọc nội dung SGK - Khâu làm mẫu - Hướng dẫn học sinh thực hiện trên vải * Nhắc nhở học sinh: (Tích hợp môi trường) - Tận dụng nhiều mảnh vải để may rèm cửa, một số vật dụng khác. - Tận dụng vải mảnh nhỏ hay vải đã qua sử dụng để thực hành may bao tay và gối để tiết kiệm vải. - Em tập sang chế những sản phẩm may từ vải mảnh nhỏ. - Quan sát - Đọc - Quan sát - Thực hành - Quan sát - Đọc - Quan sát - Thực hành II. Thực hành: 1. Khâu mũi thường (mũi tới) (SGK) 2. Khâu mũi đột mau: (SGK) à Lưu ý: đây là những mũi khâu trên một đường thẳng khít và đều nhau. 4. Đánh giá: (4’) - Nhận xét chuẩn bị của học sinh. - Ý thức và các quá trình thực hành. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’) - Cần chú ý đặc trưng của 2 mũi khâu. - Thực hiện 2 mũi khâu trên 2 mảnh vải. - Chuẩn bị vải + dụng cụ cho mũi khâu vắt – SGK. IV. Rút kinh nghiệm: 1. GV:.. 2. HS:..
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_5_nam_hoc_2017_2018_truong_thi.doc