Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

    - Sau tiết học, học sinh:

         + Kiến thức: Biết lựa chọn vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng  của cơ thể, của người thân.

       +Kỹ năng: Biết lựa chọn các vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đạt yêu cầu thẩm mỹ.

       + Thái độ: Vận dùng vào cuộc sống để có cách mặc đẹp, phù hợp và tiết kiệm chi tiêu.

II. Chuẩn bị:

      - Thầy:  + Thang điểm, bảng phụ.

       - Trò:    + Bảng phụ.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Hãy nêu cách chọn vải cho vóc người cao, gầy?

? Thế nào là sự đồng bộ của trang phục?

3. Nội dung bài mới:

  * Giới thiệu: (2’)

   - Chúng ta đã tìm hiểu  và có kiến thức về cách lựa chọn trang phục cho các vóc dáng. Tiết học này chúng ta thực hành để chọn cho bản thân và người thân.

docx 6 trang Khánh Hội 18/05/2023 1360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh
Tuần: 4
Tiết: 7
Ngày soạn: 27/08/2018
 BÀI 3: THỰC HÀNH
LỰA CHỌN TRANG PHỤC 
I. Mục tiêu:
 - Sau tiết học, học sinh:
 + Kiến thức: Biết lựa chọn vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng của cơ thể, của người thân.
 +Kỹ năng: Biết lựa chọn các vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đạt yêu cầu thẩm mỹ.
 + Thái độ: Vận dùng vào cuộc sống để có cách mặc đẹp, phù hợp và tiết kiệm chi tiêu.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Thang điểm, bảng phụ.
 - Trò: + Bảng phụ.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Hãy nêu cách chọn vải cho vóc người cao, gầy?
? Thế nào là sự đồng bộ của trang phục?
3. Nội dung bài mới:
 * Giới thiệu: (2’)
 - Chúng ta đã tìm hiểu và có kiến thức về cách lựa chọn trang phục cho các vóc dáng. Tiết học này chúng ta thực hành để chọn cho bản thân và người thân.
* Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: (10’) Quy trình thực hành.
Quy trình thực hành
? Để có được trang phục phù hợp, cần xác định đặc điểm về vóc dáng, chọn vải, kiểu may.
? Cần chọn các vật dụng như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nắm vững quy trình lựa chọn trang phục?
- Học sinh đọc nội dung.
- Trả lời: phù hợp với trang phục.
I. Chuẩn bị:
- Quy trình lựa chọn trang phục.
Đặc điểm vóc dáng của bản thân
- Kiểu áo quần định may
- Chất liệu vải
- Màu sắc hoa văn.
- Mũ, giày, túi, dép, khăn.
* Hoạt động 2: (15’) II. Thực hành:
Thực hành:
Hướng dẫn: Tìm đặc điểm vóc dáng của bản thân, kiểu áo quần định may, chọn vải, chất liệu, màu sắc, hoa văn, chọn vật dụng đi kèm.
* Ghi vào tờ giấy 
- Hướng dẫn học sinh thảo luận nội dung ở tổ theo từng phần
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh làm bài thực hành 1 và 2 ở SGK.
1. Hoạt động cá nhân.
2. Hoạt động nhóm.
- Lắng nghe.
- Nhận xét cho kết luận.
- Nhận xét về:
+ Tinh thần làm việc
+ Nội dung đạt được so với yêu cầu 
- Hoạt động cá nhân.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày.
- Nhận xét.
1. Làm việc cá nhân.
2. Thảo luận trong tổ
* Hoạt động 3: (5’) Nhận xét + đánh giá
- Nhận xét.
- Sửa sai.
- Hướng dẫn cách lựa chọn trang phục hợp lý. 
4. Đánh giá: (5’)
 - Nhận xét, đánh giá toàn bộ giờ thực hành.
	+ Ý thức trật tự, làm bài thảo luận,
	+ Chuẩn bị như thế nào.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Làm bài tập tiết sau nộp.
 - Xem bài 4 SGK “ SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC”
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:
Tuần: 4
Tiết: 8
Ngày soạn: 27/08/2018
BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC ( T1)
I. Mục tiêu:
 - Sau bài học, học sinh:
 + Kiến thức: Biết cách sử dụng trang phục và cách phối hợp trang phục hợp lí, phù hợp với môi trường công việc, môi trường xã hội.
 + Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để có lối may mặc phù hợp đẹp hơn.
 + Thái độ: Biết cách sử dụng và bảo quản trang phục sẽ tiết kiệm được nguyên liệu dệt vải giúp làm giàu môi trường.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: + Tranh ảnh từ 1.9 à 1.12 SGK
 - Trò: + Đọc và xem bài
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Hãy cho biết vóc dáng bản thân và nêu cách lựa chọn trang phục phù hợp?
3. Nội dung bài mới:
- Giới thiệu: (2’) Trang phục đẹp phù hợp với bản thân nhưng phải biết cách sử dụng hợp lý và cách phối hợp trong may mặc mới làm tăng vẻ đẹp của người mặc.
- Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu cách sử dụng trang phục
? Em có những loại trang phục nào?
? Khi đi học mặc như thế nào? Có kiểu may và màu sắc như thế nào?
- Nhận xét, kết luận.
* Tại sao đi học chúng ta mặc trang phục như vậy?
? Khi đi lao động em mặc như thế nào? Tại sao?
* Tại sao khi đi lao động chúng ta phải mặc trang phục như vây.?
? Hãy làm bài: chọn từ điền vô chỗ trống () và giải thích về sự lựa chọn đó.
- Nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK và quan sát hình 10
? Hãy mô tả trang phục lễ hội mà em biết?
? Khi đi liên hoan, đi chơi em thường mặc như thế nào?
* Tích hợp môi trường: Biết cách sử dụng trang phục sẽ tiết kiệm được nguyên liệu dệt vải, giúp làm giàu môi trường.
- Yêu cầu học sinh đọc “ Bài học về trang phục của Bác” SGK.26
? Vì sao Bác lại dặn anh thanh niên như vậy? Qua đó ta rút ra được điều gì?
à Nhận xét, kết luận
* Kết luận: Trang phục đẹp phải phù hợp với môi trường và công việc.
- Trả lời: Trang phục đi học, thể thao, đi lao động, đi chơi
- Trả lời: áo trắng, quần xanh
- Trả lời: kiểu may đơn giản, màu sắc nhã nhặn
- Trả lời: phù hợp với hoàn cảnh, công việc.
- Trả lời: màu sẫm, đi dép thấp đơn giản rộng.
- Tại vì: dễ đi lại, dễ hoạt động.
- Trả lời: dễ hoạt động
- Làm bài
- Trình bày và giải thích
- Đọc bài
- Thảo luận
- Trả lời: mặc áo dài, áo tứ thântùy cá nhân mô tả.
- Trả lời: mặc đẹp, màu sắc tươi, mặc lịch sự, trang nhã.
- Đọc
- Nhận xét.
- Trả lời: phù hợp với môi trường và công việc.
I. Sử dụng trang phục:
1. Cách sử dụng trang phục
a. Trang phục phù hợp với hoạt động:
* Trang phục đi học: Vải sợi pha, màu sắc nhã nhặn, kiểu may đơn giản, dễ mặc dễ hoạt động.
* Trang phục đi lao động:
- Vải sợi bông, màu sẫm, đơn giản rộng dễ hoạt động.
- Đi dép thấp để đi lại vững vàng, dễ làm việc.
* Trang phục lễ hội, lễ tân.
b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc
à Trang phục đẹp cần thích hợp với môi trường và công việc của mình.
* Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu cách phối hợp trang phục
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung của SGK
? Hãy quan sát hình 1.11 và nhận xét về cách phối hợp vải trên với vải hoa?
- Đưa hình vẽ màu 1 số áo và quần hoặc một số mẫu vật thật.
à Đánh giá
- Cho học sinh nhắc lại nguyên tắc kết hợp.
- Treo hình 1.12 phóng to lên bảng.
? Em hãy nêu ví dụ về sự kết hợp áo và quần trong các trường hợp sau
- Nhận xét, kết luận
- Đọc
- Quan sát
- Đưa ra ví dụ
- Ghép thành bộ.
- Nhắc lại
- Quan sát
- Nêu ví dụ 
2. Cách phối hợp trang phục
- Cần biết cách phối hợp giữa áo và quần để tạo nên sự phong phú của trang phục.
a. Phối hợp vải hoa với vải trơn.
Không nên mặc áo và quần có 2 dạng hoa văn khác nhau, vải hoa hợp với vải caro hơn vải kẽ sọc, vải hoa có màu trùng với một trong các màu chính của vải trơn.
b. Phối hợp màu sắc:
* Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu.
* Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu
* Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu.
* Màu trắng đen kết hợp bất kì màu nào khác.
4. Củng cố: (4’)
	- Trang phục cần được sử dụng như thế nào?
	- Nêu ví dụ về cách kết hợp trang phục
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Học bài 4 “Phần 1”
 - Chuẩn bị phần II “ Bảo quản trang phục”
 - Đọc bài và xem bảng 4. SGK
 - Cần chuẩn bị băng vải có ghi ký hiệu vải.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:
	Châu Thới, 30/8/2018.
	...................................
	...................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_4_nam_hoc_2018_2019_truong_thi.docx