Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

      - Kiến thức: Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý.

      - Kỹ năng: Biết được ý nghĩa của việc phân chia các bữa ăn trong ngày.

      - Thái độ: Từ kiến thức đã học có thái độ ăn uống cho hợp lý để đảm bảo sức khỏe co các thành viên trong gia đình.

II. Chuẩn bị:

      - Thầy: Bảng phụ.

      - Trò: Đọc và tìm hiểu.

III. Các bước lên lớp:

       1. Ổn định lớp: (1’)

       2. Kiểm tra bài cũ:

       3. Nội dung bài mới:

doc 5 trang Khánh Hội 18/05/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 5/3/2018
Tuần: 29
Tiết: 57
BÀI 21: 
TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ
TRONG GIA ĐÌNH
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý.
 - Kỹ năng: Biết được ý nghĩa của việc phân chia các bữa ăn trong ngày.
 - Thái độ: Từ kiến thức đã học có thái độ ăn uống cho hợp lý để đảm bảo sức khỏe co các thành viên trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Bảng phụ.
 - Trò: Đọc và tìm hiểu.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt Động 1: (11’) Tìm hiểu thế nào là bữa ăn hợp lý?
? Trong bữa ăn có những món ăn nào?
? Có những chất dinh dưỡng nào? Có đủ dùng cho các thành viên trong gia đình không?
? Thế nào là bữa ăn hợp lý?
à Kết luận.
- Trả lời: Canh, mặn, xào.
- Suy nghĩ trả lời, cho ví dụ: Chất đạm, béo, đường bột. Gồm thành viên: ông, bà, cha, mẹ
- Trả lời: - Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có đủ các chất dinh dưỡng, đủ loại thực phẩm với tỷ lệ thích hợp cho nhu cầu cơ thể.
 I. Thế nào là bữa ăn hợp lý:
- Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có đủ các chất dinh dưỡng, đủ loại thực phẩm với tỷ lệ thích hợp cho nhu cầu cơ thể.
* Hoạt động 2: (25’) Tìm hiểu việc phân chia số bữa ăn trong ngày.
? Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức bữa ăn không?
? Mỗi ngày em ăn uống mấy bữa? bữa nào là bữa ăn chính.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung.
- Phân tích đặc điểm từng bữa ăn.
? Bỏ bữa ăn sáng được hay không? Vì sao?
à Kết luận.
* Nhắc nhở các em phải ăn uống hợp lí, ăn đúng bữa, đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng.
- Trả lời
- Trả lời: 3 bữa ăn chính. Bữa sáng là bữa ăn chính.
- Đọc nội dung SGK
- Thảo luận trả lời
- Phân tích 
- Trả lời: Không. Vì dạ dày hoạt động không bình thường.
II. Phân chia số bữa ăn trong ngày:
- Mỗi ngày thường được chia làm 3 bữa ăn:
+ Bữa sáng.
+ Bữa trưa.
+ Bữa chiểu tối.
à Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ dinh dưỡng để nhằm dảm bảo sức khỏe và làm tăng tuổi thọ.
4. Củng cố: (5’)
 - Thế nào là bữa ăn hợp lý?
 - Việc phân chia bữa ăn trong ngày có ý nghĩa như thế nào?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Học bài và chuẩn bị phần II: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
 - Trả lời câu hỏi phần I, II.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:.
Ngày soạn: 5/3/2018
Tuần: 29
Tiết: 58
BÀI 21: 
TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ
TRONG GIA ĐÌNH
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Học sinh nắm được nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình.
 - Kỹ năng: Cân nhắc và tổ chức một bữa ăn gia đình đủ chất dinh dưỡng nhưng ngon, bổ, ít tốn kém.
 - Thái độ: Có ý thức chăm lo cho sức khỏe của gia đình thông qua việc tổ chức bữa ăn.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Bảng phụ.
 - Trò: Tìm hiểu bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là bữa ăn hợp lý?
- Việc phân chia bữa ăn trong ngày có ý nghĩa như thế nào?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt Động 1: (16’) Tìm hiểu nhu cầu và điều kiện tài chính khi tổ chức bữa ăn.
- Yêu cầu học inh đọc ví dụ.
- Phân tích về nhu cầu dinh dưỡng từng lứa tuổi, thể trạng, giới tính công việc khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
? Khi chuẩn bị bữa ăn người tổ chức bữa ăn suy nghĩ gì?
? Rút ra kết luận gì?
- Đọc ví dụ SGK.
- Quan sát h3.24
- Lắng nghe
- Trả lời: điều kiện tài chính.
 II Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình:
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
- Lứa tuổi,thể trọng, giới tính, công việc khác nhau thì nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau.
Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu sự cân bằng dinh dưỡng và thay đổi món ăn.
? Có mấy món dinh dưỡng?
? Trong bữa ăn yêu cầu về dinh dưỡng như thế nào?
? Cho ví dụ một bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng.
? Vì sao phải thay đổi món ăn?
? Thay đổi món ăn ngoài việc tránh nhàm chán còn có ý nghĩa gì?
(Bổ sung và cân bằng chất dinh dưỡng)
à Kết luận.
- Trả lời: 4 nhóm.
- Trả lời: - Mua đủ 4 nhóm dinh dưỡng để tổ chức bữa ăn.
- Cho ví dụ giải thích
- Trả lời: tránh sự nhàm chán.
- Thảo luận trình bày.
(Bổ sung và cân bằng chất dinh dưỡng)
- Ghi nhận
2. Điều kiện tài chính:
- Cần cân nhắc để tổ chức bữa ăn đủ dinh dưỡng những không phải đắt tiền.
3. Sự cân bằng dinh dưỡng:
- Mua đủ 4 nhóm dinh dưỡng để tổ chức bữa ăn.
4. Thay đổi món ăn:
- Tạo ngon miệng, tránh nhàm chán và bổ sung các chất dinh dưỡng.
4. Củng cố: (5’) 
 - Học sinh đọc “ ghi nhớ” SGK.
 - Nếu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý?
 - Vì sao phải trình bày món ăn?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Học bài.
 - Trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Chuẩn bị bài 22 “Quy trình tổ chức bữa ăn”.
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:... 
 2. HS:...
	 Châu Thới, 08/03/2018.
 Trình kí,..
 ...
 ...

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_29_nam_hoc_2017_2018_truong_thc.doc