Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

       - Kiến thức: Nắm được quy trình thực hiện món trộn dầu giấm rau xà lách.

       - Kỹ năng: Thực hiện được món trộn dầu giấm rau xà lách.

       - Thái độ: Đạt vệ sinh, an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong giờ thực hành.

II. Chuẩn bị:

      - Thầy:  Thang điểm.

           Bảng phụ.

     - Trò: Nguyên liệu, dụng cụ để thực hành

                 Sơ chế các nguyên liệu: tôm, thịt, rau (tại nhà)

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Cho biết cách chuẩn bị  thịt, rau xà lách?

? Nêu cách làm nước trộn nộm?

doc 5 trang Khánh Hội 18/05/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Trương Thị Kiều Linh
Ngày soạn: 25/2/2018
Tuần: 28
Tiết: 55
BÀI 20: Thực hành:
TRỘN DẦU GIẤM: RAU XÀ LÁCH 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Nắm được quy trình thực hiện món trộn dầu giấm rau xà lách.
 - Kỹ năng: Thực hiện được món trộn dầu giấm rau xà lách.
 - Thái độ: Đạt vệ sinh, an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong giờ thực hành.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Thang điểm.
 Bảng phụ.
 - Trò: Nguyên liệu, dụng cụ để thực hành
	 Sơ chế các nguyên liệu: tôm, thịt, rau (tại nhà)
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Cho biết cách chuẩn bị thịt, rau xà lách?
? Nêu cách làm nước trộn nộm?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạtđộng của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt Động 1: (10’)Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Yêu cầu học sinh mang nguyên liệu dụng cụ đã chuẩn bị ra để kiểm tra.
? Cần chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ nào?
- Ghi nhận sự chuẩn bị của học sinh.
- Mang nguyên liệu dụng cụ ra
- Trả lời theo SGK
 I. Nguyên liệu:
 (SGK)
Hoạt động 2: (22’) Thực hành:
? Cho biết cách làm nước trộn dầu giấm?
? Trình bày cách trộn rau?
- Yêu cầu học sinh tiến hành thực hiện món trộn dầu giấm rau xà l
- Đi quan sát, nhắc nhở học sinh.
- Yêu cầu học sinh nộp sản phẩm đã thực hiện.
- Cho học sinh nếm và nhận xét.
- Nhận xét cho điểm.
* Nhắc nhở học sinh dọn vệ sinh nơi thực hành.
- Trả lời: giấm+ đường+ muối + tiêu.
- Trả lời: Rau xà lách+ rau thơm + hành tây.
- Thực hành theo nhóm
- Trình bày và nộp sản phẩm
- Nhận xét rút kinh nghiệm
II. Quy trình thực hiện:
1. Chuẩn bị:
2. Chế biến:
- Làm nước trộn:
- Trộn rau.
3. Trình bày:
 - Đẹp và sáng tạo.
 4. Đánh giá: (4’)
- Đánh giá giờ thực hành:
 + Về ý thức.
 + Chuẩn bị nguyên liệu.
 + Quy trình thực hiện.
 + Vệ sinh, an toàn thực phẩm.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Học bài 19.
 - Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ thực hành.
 - Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết.
 IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:..
 2. HS:..
Ngày soạn: 25/2/2018
Tuần: 28
Tiết: 56
KIỂM TRA THỰC HÀNH
 (1 TIẾT)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học.
 - Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học, làm bài đạt kết quả cao.
 - Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong lúc làm kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Đề + đáp án.
 - Trò: Nguyên liệu, dụng cụ để thực hành.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Phát đề: ( 2’)
 A. ĐỀ: ( 34’ thực hành ) 
 1. Áp dụng phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt, em hãy thực hiện một món trộn dầu giấm dùng trong bữa ăn của gia đình.
 * Nguyên liệu bắt buộc:
 - Thịt lợn, heo.
 - Tôm.
 * Nguyên liệu phụ:
 - HS tự chọn.
 - Không được cắt thái trước.
 * Vật liệu trang trí: 
 - Vật liệu trang trí món ăn.
 - Vật liệu trang trí bàn ăn.
 2. Nêu tên món nộm và cho biết yêu cầu kĩ thuật.
 B. Đáp án:
 I- Chấm thao tác: ( 2 điểm)
 1. Tác phong công nghiệp: nhanh gọn, chính xác: 1 điểm.
 2. Vệ sinh + an toàn lao động: sạch sẽ, ngăn nắp không để xảy ra tai nạn lao động: 1 điểm.
 II- Chấm thành phẩm: ( 8 điểm)
 1. Thể loại phù hợp, đúng yêu cầu của đề: 1 điểm
 2. Trạng thái: độ cứng, mềm, giòn, xốp: 1 điểm
 3. Hương vị: 
 - Thơm ngon, vừa miệng, không nhạt, sống: 2 điểm.
 - Thể hiện nét đặc trưng của món: 1 điểm.
 4. 	Màu sắc: tươi ngon, không nát: 1 điểm.
 5. Trình bày:
 - Tạo khối, cắt thái phù hợp: 1 điểm.
 - Trang trí đẹp mắt: 1 điểm.
 4. Tổng kết thực hành: ( 5’)
 - GV nhận xét đánh giá trong quá trình thực hành.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: ( 3’)
 - Ôn bài
 - Thực hành thêm một số bài thực hành ở nhà.
 - Xem trước bài 21 “ Tổ chức bữa ăn hợp lí trong nhà ở”
 IV- Rút kinh nghiệm:
 1.GV:
 2. HS:
Thống kê điểm
Lớp
[ 0;3)
[ 5; 7 )
[ 7; 9)
[ 9; 10 )
Tăng %
Giảm %
 Châu Thới, 01/03/2018. 
 Trình kí,..
 .
 .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_28_nam_hoc_2017_2018_truong_thi.doc