Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

I. Mục tiêu:

      - Kiến thức: Biết được cách bảo quản thực phẩm khi chế biến.

      - Kỹ năng: Biết được sự ảnh hưởng của nhiệt độ với các chất dinh dưỡng.

      - Thái độ: Từ đó áp dụng hợp lý trong chế biến món ăn.

II. Chuẩn bị:

       - Thầy:  Kiến thức kinh nghiệm trong chế biến.

                                Bảng phụ

       - Trò: Tìm hiểu bài.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Nêu cách bảo quản dinh dưỡng trước khi chế biến?

3. Nội dung bài mới:

* Giới thiệu: (2’) Các loại thực phẩm trong quá trình chế biến dễ bị giảm bớt chất dinh dưỡng. Do đó chúng ta cần tìm hiểu cách bảo quản dinh dưỡng khi chế biến.

doc 5 trang Khánh Hội 18/05/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Trương Thị Kiều Linh
Ngày soạn:14/01/2019
Tuần: 24
Tiết: 47
BÀI 17: 
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN 
(Tiết 3)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Biết được cách bảo quản thực phẩm khi chế biến.
 - Kỹ năng: Biết được sự ảnh hưởng của nhiệt độ với các chất dinh dưỡng.
 - Thái độ: Từ đó áp dụng hợp lý trong chế biến món ăn.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Kiến thức kinh nghiệm trong chế biến.
	Bảng phụ
 - Trò: Tìm hiểu bài.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Nêu cách bảo quản dinh dưỡng trước khi chế biến?
3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu: (2’) Các loại thực phẩm trong quá trình chế biến dễ bị giảm bớt chất dinh dưỡng. Do đó chúng ta cần tìm hiểu cách bảo quản dinh dưỡng khi chế biến.
* Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: (30’)Tìm hiểu ảnh hưởng của to đối với dinh dưỡng.
- Giảng giải và ví dụ về sự biến chất, thoái hóa của chất dinh dưỡng do to gây ra.
- Yêu cầu học sinh đọc dung SGK
? Cho ví dụ về các món ăn bị biến chất bởi nhiệt?
* Khi đun ở to cao:
+ Chất đạm bị mềm nhưng giảm dinh dưỡng
+ Chất béo bị phân hủy và khét.
+ Chất đường bột đổi màu nâu đen có mùi khét.
- Lắng nghe
- Đọc nội dung
- Liên hệ thực tế
- Đọc nội dung
- Lắng nghe
2. Ảnh hưởng của nhiêtđộ đối với thành àn dinh dưỡng: 
- Các chất dinh dưỡng dễ bị thoái hóa, biến chất hoặc tiêu hủy bởi to. Do đó cần sử dụng to hợp lý trong chế biến để giữ cho món ăn không bị mất dinh dưỡng.
* Ảnh hưởng của to đối với các chất dinh dưỡng:
(SGK)
4. Củng cố: (4’)
 - Đọc “ Ghi nhớ” – SGK và phần “ Có thể em chưa biết” ? Nêu những ảnh hưởng của to đối với thành phần dinh dưỡng?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
 - Trả lời câu hỏi ở cuối bài.
 - Học bài và xem bài 18 “Các phương pháp chế biến thực phẩm” Phần I “Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt” “Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước”
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:
Ngày soạn: 14/01/2019
Tuần: 24
Tiết: 48
BÀI 18: 
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Biết lợi ích của việc chế biến thực phẩm.
 - Kỹ năng: Nắm được và phân biệt các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước, bằng hơi nước.
 - Thái độ: Có thể ứng dụng để chế biến món ăn.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Hình ảnh mô tả các phương pháp chế biến trong nước và bằng hơi nước..
 - Trò: Đọc bài và liên hệ thực tế.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến.
? Nêu ảnh hưởng của to đối với chất dinh dưỡng?
 3. Nội dung bài mới:
* Giới thiệu: (2’) Để ăn được ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, người ta chế biến thức ăn với nhiều phương pháp khác nhau và rất hấp dẫn người ăn.
* Trình bày:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt Động 1: (14’)Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.
? Hãy kể tên các phương pháp chế biến món ăn mà em biết?
? Làm chín thực phẩm trong nước có những phương pháp nào?
? Thế nào là luộc? Cho ví dụ món luộc mà em đã ăn? Món luộc có nêm gia vị không? Thường khi luộc nêm vào nước luộc những gì?
? Hãy cho ví dụ món luộc có kèm nước chấm thích hợp (Rau muống luộc chấm tương)
? Cho biết yêu cầu của món luộc?
- Liên hệ thực tế
- Trả lời: luộc, nấu, kho
- Trả lời: Là làm chín thực phẩm môi trường nhiều nước với thời gian dủ để thực phẩm chín mềm.
- Dựa trên thực tế trong cuộc sống
- Nêu ví dụ thực tế
I. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng to:
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
a. Luộc:
Là làm chín thực phẩm môi trường nhiều nước với thời gian dủ để thực phẩm chín mềm.
* Quy trình thực hiện:
(SGK)
* Yêu cầu kỹ thuật: (SGK)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu món nấu, món kho: (15’)
* Nấu:
? Thế nào là nấu? Cho ví dụ một vài món nấu em biết 
? Món nấu khác với món luộc điểm nào?
- Gọi học sinh đọc quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật.
? Tại sao cần nấu nguyên liệu động vật trước nguyên liệu thực vật?
* Kho:
? Hãy kể tên một và món kho mà em biết?
? Món kho khác với món nấu như thế nào?
? Đặc trưng của món kho là gì?
- Gọi học sinh đọc nội dung quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật?
- Trả lời: Là phương pháp chín thực phẩm trong môi trường nước. Khi nấu thường phối hợp các nguyên liệu và có nêm gia vị.
- So sánh
- Đọc nội dung
- Trả lời: nguyên liệu động vật lâu chín.
- Kể tên món ăn: cá kho, thịt kho
- So sánh món kho và món nấu.
- Trả lời: món kho có vị mặn.
- Đọc nội dung SGK
b. Nấu:
Là phương pháp chín thực phẩm trong môi trường nước. Khi nấu thường phối hợp các nguyên liệu và có nêm gia vị.
* Quy trình thực hiện:
(SGK)
* Yêu cầu kỹ thuật: (SGK)
c. Kho:
Là làm chín thực phẩm trong môi trường ít nước. Có vị mặn đậm đà.
* Quy trình thực hiện:
(SGK)
* Yêu cầu kỹ thuật: (SGK)
4. Củng cố: (5’)
 ? Nêu các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?
 ? So sánh món luộc với món nấu?
 ? Thế nào là món hấp? Nêu ví dụ các món hấp mà em biết.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’)
- Học bài cũ và chuẩn bị phần tiếp theo của bài 18 “Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước”, bằng sức nóng trực tiếp của lửa”
IV. Rút kinh nghiệm:
 1. GV:
 2. HS:........
 Châu Thới, 17/01/2019.
 Trình kí,...
 .
 .
 .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_truong_thi.doc